...




Kỉ niệm đẹp, ngày nào với Multiply!





Thứ Năm, 30 tháng 6, 2011

Xẩm..............Hà Nội?

    Xẩm là âm nhạc đường phố. Nhưng tại sao nó không gắn với một địa danh khác mà lại gắn với Bờ Hồ? Lại có người gọi xẩm tàu điện? Thực ra cách gọi khác nhau nhưng cơ sở để gọi lại không khác: Tàu điện muốn chạy đi đâu thì cũng bắt đầu từ Bờ Hồ và từ đâu về thì cũng dừng ở Bờ Hồ.

    Tại sao những người hát xẩm không chọn ga Hàng Cỏ, là bến tàu hỏa còn đông đúc hơn bến tàu điện? Giản đơn là tàu điện tuy chỉ có ba toa, chở ít khách hơn nhưng liên tục chuyến đi chuyến về nên khách luôn mới. Còn tàu hỏa lại không đi về liên tục, hơn nữa, xuống tàu là người ta về nhà hay đến ngay nơi cần đến.

    Do vậy, bến tàu điện là nơi kiếm sống thuận hơn chỗ khác, chính vì thế dân gian gắn xẩm với tàu điện. Trong những người hát xẩm, không có những quy ước về lãnh địa, nhóm này ngồi chỗ này thì nhóm kia tự biết đi chỗ khác. Giữa họ không bao giờ có ẩu đả, tranh giành chỗ hát.

    Truyền thuyết kể rằng, vào thế kỷ 13, Hoàng tử Trần Quốc Đĩnh bị người em trai đâm mù mắt giữa rừng xanh, đoạt ngọc quý để chiếm ngôi vua. Trong cơn mê sảng, Trần Quốc Đĩnh mơ thấy mình được ca hát với các tiên nữ trong tiếng nhạc tưng bừng. Tỉnh dậy, mới biết mình được những người dân quê thôn dã hết lòng chăm sóc.

    Qua cơn hoạn nạn và nhớ lại giấc mơ, Đĩnh lần mò tự tay chế tác cây đàn bằng một ống tre dài, có cần mềm để nắn tiếng, chỉnh âm, lại có dây se bằng vỏ cây và có que để bật, gõ thành tiếng nhạc. Chàng còn soạn ra cả những bài thơ để hát, kể lể tâm tình của mình, của đời, mang niềm vui đến với mọi người, mọi nhà, tay đàn miệng hát khắp mọi nơi, từ bến sông, bãi chợ, sân đình…

    Tiếng tăm của chàng ca sĩ mù vang đến tận kinh thành, Thái Thượng Hoàng cho vời vào cung, mới hay đó chính là hoàng tử mất tích năm nào. Từ đấy, Đĩnh dạy cho mọi người đàn hát, nhất là những người khiếm thị, vừa là để vui đời, vừa là nghiệp mưu sinh.

    Vậy xẩm ra đời từ khi nào? Có nhà nghiên cứu cho rằng, có thể xẩm ra đời trước khi có hát chèo, là một trong nhiều nguồn góp phần cấu thành hát chèo. Hoặc xẩm chỉ là bản sao của hát chèo trong điều kiện và hoàn cảnh hạn chế của lớp người tật nguyền; hoặc đây là mối liên quan ruột rà tất yếu không ai chối cãi giữa hai loại hình, bởi chính nghệ nhân xẩm xếp hát xẩm và chèo cùng loại trung ca, trong khi tuồng vào loại võ ca, ca trù vào loại văn ca.

    Các nghiên cứu về xẩm cho thấy, hát xẩm là một thể loại khan xuất hiện ở Hà Nội vào những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Ban đầu chỉ có ở xẩm Hà Nội, sau đó "loang" ra để có những điệu xẩm Ninh Bình, Nam Định, Hưng Yên. Xẩm có rất nhiều bài, nhưng có bảy bài đặc trưng là "xẩm chợ, chênh bong, riềm huê, ba bậc nhịp bằng, phồn huê, hát với ai và xẩm thập ân" với những làn điệu "xẩm chợ, xẩm thập ân, xẩm tàu điện...". Các bài xẩm về Hà Nội thường nhắm đến hai đích, giới thiệu với người ở quê về đô thị phồn hoa này và "nịnh" người dân thị thành, nơi hàng ngày họ nai lưng kiếm sống. Trong bài "Hà Nội 36 phố phường" có đoạn:

    “Hà Nội như động tiên sa
    Sáu giờ tắt hết đèn xa đèn gần
    Vui nhất có chợ Đồng Xuân
    Mùa nào thức ấy xa gần xem mua...”

    Trong bài “Vui nhất Hà thành” có đoạn:

    “Bắc kỳ vui nhất Hà Thành
    Phố phường sầm uất văn minh rợp trời
    Thanh tao, lịch sự đủ mùi
    Cao lâu, rạp hát vui chơi đủ đầy
    Đâu đâu khắp hết đông tây
    Thăng Long thắng địa xưa nay tiếng đồn
    Cũ thời băm sau phố phường
    Ngày nay mở rộng đến hàng vài trăm
    Người đi xe chạy ầm ầm
    Đua chen thương mại bội phần hơn xưa
    Nhất vui là cảnh Bờ Hồ."

    Thập niên 30 của thế kỷ 20, ở bãi An Dương có xóm xẩm. Sở dĩ có tên như vậy bởi xóm có chừng 10 nhà gồm những người hát xẩm và vợ con họ. Ban ngày đi hát, tối lại dắt díu nhau về nấu nướng rồi ngủ ở đây. Gọi là nhà nhưng thực ra chỉ là những túp lều lợp tranh, vách thưng bằng lá mía và trong nhà chẳng có đồ đạc gì ngoài vài ba cái niêu đất. Nước nấu ăn lấy từ sông Hồng để lắng phù sa. Cơm nước xong là đi ngủ. Xóm tồn tại đến năm 1954 sau đó thì mỗi người một nơi. Số lượng người hát xẩm đông nhất là thời kỳ Pháp thuộc và những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

    Song tưng bừng nhất lại là năm 1945. Ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, xẩm còn được "thời sự hóa." Chẳng hạn để hưởng ứng phong trào bình dân học vụ, các nghệ nhân xẩm đã sáng tác bài "Tiễu trừ giặc dốt" (được trình diễn ở chiếu xẩm Đồng Xuân với lời mới "Tiễu trừ tham nhũng"). Sau Hiệp định Geneva 1954, Nhà nước vận động nhiều nhóm hát xẩm, cử người viết bài hát và đến diễn ở các vùng duyên hải miền Bắc nhằm chống lại thực dân Pháp lôi kéo người dân di cư vào Nam.

    Vài ba chục nghệ nhân hát xẩm ở Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định, Bắc Giang, Hà Nội… đã tham gia cuộc vận động này. Nhà văn Thanh Tịnh được giao phụ trách một nhóm hát xẩm gồm 23 người về vùng Bùi Chu, Phát Diệm để hát với mục đích trên.

    Hòa bình lập lại ở miền Bắc, tại bến tàu điện Bờ Hồ vẫn có khá nhiều người khiếm thị hát xẩm, có một cặp vợ chồng hát rất hay và họ kiếm sống ở đây cho đến khi máy bay Mỹ ném bom Hà Nội thì họ dắt díu nhau đi đâu không rõ. Thập niên 70 của thế kỷ 20, loại hình nghệ thuật này mai một rồi đi dần vào quên lãng. Kể từ đó, những người hát xẩm không hành nghề nữa, hát xẩm tưởng chừng như đã thất truyền.

    Khi sân khấu hát xẩm xuất hiện trên khu phố đi bộ Hàng Đào-Đồng Xuân từ đầu tháng 4/2006, bỗng nhiên, người ta thấy xẩm vẫn còn duyên và mặn mà lắm. Nhạc sỹ Thao Giang, Chủ nhiệm chương trình âm nhạc dân gian "Hà Nội 36 phố phường" và cũng là người có công sưu tầm, khôi phục lại nghệ thuật hát xẩm cho rằng, cách buôn bán của các cửa hàng có thể thay đổi nhưng hồn của bài hát vẫn ở trong tâm thức mỗi người khi họ nghe xẩm.

    Để phục vụ cho chương trình này, nhóm "Xẩm Hà Nội" đã sưu tầm được khoảng 20 điệu. Ngoài những điệu được phổ từ thơ của Nguyễn Khuyến, Á Nam Trần Tuấn Khải, Nguyễn Bính, như "Mục Hạ vô nhân", "Anh Khóa", "Lỡ bước sang ngang", "Trăng sáng vườn chè"… thì còn nhiều điệu khác, trong đó khá đặc sắc chính là "Xẩm tàu điện" do nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa trình bày. "Xẩm tàu điện" đặc sắc bởi đây chính là điệu xẩm của riêng Hà Nội. Nếu ca trù, hát cô đầu là đặc trưng của phố Khâm Thiên, thì hát xẩm là đặc trưng của chợ Đồng Xuân và phố cổ.

    Những nghệ sỹ yêu xẩm phải kể đến nghệ sỹ ưu tú Xuân Hoạch (Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam), Văn Tý (Viện Văn hóa dân gian), Thanh Ngoan (Nhà hát Chèo Việt Nam), Đoàn Thanh Bình (Trường Đại học Sân khấu-Điện ảnh), cô "xẩm trẻ" Mai Tuyết Hoa (Viện Âm nhạc)… cùng các nhạc sỹ Hạnh Nhân, Hồng Thái, Lê Cương, Tự Cường… đã tập hợp về Trung tâm Phát triển nghệ thuật âm nhạc Việt Nam do giáo sư, tiến sĩ Phạm Văn Khang và nhạc sĩ Thao Giang phụ trách từ năm 2003. Đó là những tín hiệu tốt cho tương lai của xẩm trong văn hóa đường phố của Thăng Long-Hà Nội./.


    (Nghìn năm Thăng Long/Vietnam+)

--> Read more..

Thứ Hai, 20 tháng 6, 2011

Nàng ..... là ai vậy?

    Áp lực của người đàn ông trong gia đình
    Được viết bởi: Hoàng My
    Ai bảo sinh ra làm đàn ông là sung sướng
    nhỉ? Chứ tôi, từ khi quen biết rồi rước nàng về dinh, tôi thấy cuộc đời đàn ông của mình đầy áp lực!
    Học hành xong, tôi phải kiếm chỗ làm tốt, đổi tới thay lui mấy lần mới tạm ổn. Rồi tích cóp, sắm sửa, lo toan. Nàng chỉ việc mặc áo cưới tôi dắt đi thuê, rồi chờ tôi bưng mâm quả nhẫncưới qua đón về. Con gái chỉ có một lần, tôi cũng cố hết sức để nàng bằng chị bằng em. 
    Thế nhưng, mỗi khi bạn bè người thân bình
    luận về đám cưới ai đó, nàng thường ngậm
    ngùi than, hồi đó em chỉ có thế này, thế nọ.
    Cô A, cô B đó sướng thật… Nữ trang, quà
    cưới nhiều không, em ấy hả, có vầy, có vầy
    … Buồn thật. Nàng than buồn mà như đang chửi vào mặt thằng tôi vô dụng vậy.
    Có người nào đó, chắc là một phụ nữ, đã phát biểu: phụ nữ lấy chồng như đeo gông vào cổ. Tôi nghĩ, có khi phải xem xét ngược lại ấy chứ! Đàn ông lấy vợ, phải chu toàn bao nhiêu là bổn phận. Lo toan kinh tế, chi tiêu trong nhà. Dù muốn dù không cũng phải bảo đảm cái guồng máy gia đình quay đều, quay đều, việc nặng nhọc, hư hao trong nhà đều hiển nhiên thuộc về quý ông. Nàng của tôi còn nặng đô hơn. Hình như tôi phải chịu trách nhiệm về mọi thứ làm nàng bực mình, khó chịu. Cúp điện, nàng gọi báo, cáu kỉnh than nóng bức, dù lúc đó thằng tôi đang chạy đôn chạy đáo lo công việc ngoài đường. Xe của nàng trở chứng, ngay lập tức tôi nhận được lời cằn nhằn bực dọc. Con cái bướng bỉnh, nàng lạnh lùng bảo, sao anh không biết dạy 
    con. Cứ như chúng là con riêng của tôi vậy!Muốn học hành, công tác gì cũng phải báo cáo với nàng. Phải được nàng phê duyệt. Nếu không sẽ mang tiếng là thằng đàn ông vô tâm ích kỷ. Còn nàng, sẽ là hy sinh vì chồng con. Đi đêm đi hôm, tụ tập bạn bè chút đỉnh ư, quên đi bạn nhé. Còn nếu nàng muốn gặp gỡ giao thiệp mà tôi không vui, chẳng phải tôi quá gia trưởng cổ hủ đó sao?
    Nhưng tôi vẫn luôn tâm niệm: không thể thay đổi ai được đâu, chỉ thay đổi chính mình thôi. Nên tôi cố gắng để làm nàng hài lòng bằng cách tự hạn chế bản thân. Bạn bè, bia bọt, các môn thể thao, du lịch… trăm thứ ngày nào tôi say mê. Tiền bạc giao nộp đầy đủ nghiêm túc. Thậm chí ba mẹ mình, tôi cũng không thể tùy nghi thăm viếng chăm sóc như trước nữa. Nàng không vui đâu nếu tôi tỏ ra quan tâm tới 
    ai đó hơn nàng.
    Buồn hơn cả là vợ tôi  hình như luôn cảm 
    thấy chán nản vì chồng mình thua kém mọi
    người. Hiện diện thường xuyên trong nàng là câu hỏi khắc nghiệt: tại sao có những phụ nữ khác thua nàng về mọi mặt nhưng người ta lại có chồng hơn mình? Chồng nàng dở tệ, sự nghiệp chẳng bằng ai, cư xử thì nhìn thật… chướng mắt. Riết rồi tôi cũng đâm ra tự tin về chính mình. Nàng hình như chẳng hiểu, để cuộc sống thoải mái hơn, đừng nhìn quá nhiều vào những thói xấu và những điều không thích ở người khác mà hãy nhìn điểm tốt.
    Có lẽ, nàng mong một người đủ mạnh mẽ để che chở nhưng cũng khiêm nhường để 
    nhường nhịn mình. Cách đây không lâu tôi có đọc được phát biểu của một phụ nữ thành công và rất giàu - CEO của một tập đoàn mỹ phẩm lớn - rằng: Nếu nghĩ chồng hay người yêu phải nghe lời mình răm rắp, sai bảo sao 
    cũng được thì khác gì đầy tớ. Vậy thì mướn một thằng osin khoảng 2-3 triệu/tháng cũng được rồi, tội gì phải “sắm” chồng cho nhọc?
    Tôi vừa có con trai đầu lòng. Nhìn con, tôi
    không khỏi ngậm ngùi. Rồi đời con cũng như đời tôi, đời vô số thằng đàn ông khác, sẽ gánh chịu toàn bổn phận, trách nhiệm, vun đầy áp lực từ phụ nữ. Hay là ăn hiếp được ai, các nàng cứ ăn hiếp. Chứ còn với các ông anh kiểu như… Chí Phèo, ai làm gì được ai! Nhiều khi tôi ước ao, mình được hưởng ngược lại, được đổi vai, được hưởng thụ mọi cái hiển nhiên mà một phụ nữ luôn được ưu tiên (Ước gì được nấy-hãy vào thăm entry của Mun:
    Thế mà các nàng vẫn còn chưa hài lòng cơ đấy!
    Nàng của tôi thất bại thật ư?

--> Read more..

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2011

Vế Đối để lại!!!

      
       
    Ngày ấy bộ đội chúng tôi ít có điều kiện ra ngoài doanh trại. Điều kiện để tiếp xúc, gần gũi và tìm hiểu các cô gái thôn làng càng...bí!

    Và rồi càng bí thêm, khi nghe thấy Nàng tên gọi "Ngọc Lan" ra câu đối:
         
         "Hoa đẹp thì không ...thơm;
         "Hoa thơm thì không ...đẹp;
         "Nhưng hoa Ngọc Lan lại vừa...Thơm, vừa ...Đẹp".

        Nếu đối hay Nàng sẽ chấp nhận làm vợ... bất kì ai!

        Bọn tôi ngấm ngầm ra vế đối, nhưng thật ...bí. Nhiều anh trong bọn tôi thử sức, nhưng khi quay về đơn vị với cái lắc đầu, vừa tiếc, lại vừa....buồn ...cười!

    ...Thế rồi bọn tôi bị cuốn vào công tác phục vụ chiến tranh Biên giới phía Bắc. Đơn vị phải chuyển quân vào Nam. Anh em, đồng đội cũng theo nhiệm vụ thuyên chuyển đơn vị khác nhau....


        ...Sau này khi đi kiểm tra đơn vị, nơi chúng tôi đóng quân khi xưa, quay lại thôn của Nàng Ngọc Lan xinh đẹp. Tôi lại gặp Bông hoa Ngọc Lan ngày nào, thật ngạc nhiên Em vẫn đẹp,hơi chút ít già so với tuổi! Em đang đùa với đứa con trai kháu khỉnh!

        Nhìn tôi, em nói:
       - Các anh Không Quân chẳng đối được! Rồi các anh chuyển đi xa, bộ đội Pháo Binh về làng, đối được ngay anh ạ!

        Tôi thoáng đỏ mặt, hai tay luống cuống khi em trao thằng cu cho tôi bế.
       
        - Đây là sản phẩm của " Vế Đối để lại" đấy anh à!

        Ngượng nghịu, tò mò tôi hỏi:
        - Thế vế đối thế nào em?
      
       Em thoáng đỏ mặt, bối rối mời tôi:
       - Anh vào nhà mời nước.

       Bước vào nhà, tôi bàng hoàng khi nhìn lên phía trên bàn thờ tại gian chính, một bức ảnh anh trung úy Pháo binh có khuôn mặt giống hệt....Thằng Cu như đúc!
       Tôi uống nước, nói chuyện, chia buồn với em và ôm hôn thằng cu để dấu đi mấy giọt nước mắt nóng hổi.
       Chia tay em, không giám hỏi về ...Vế đối ngày xưa! Hoa Lan vẫn ...Đẹp tinh khiết!



--> Read more..

Thứ Ba, 7 tháng 6, 2011

Thư pháp Chú Tiểu

    Bicon sưu tầm bộ Thư Pháp Chú Tiểu để mọi người cùng ....Thưởng thức! Chúc các Bạn An Lạc!


--> Read more..