...




Kỉ niệm đẹp, ngày nào với Multiply!





Thứ Ba, 14 tháng 2, 2012

VALENTINE NĂM HẠN-NHÂM THÌN



        Valentine năm nay, không Hoa, không kẹo Sô Cô La! Bilớn đi thực tập Tốt nghiệp xa nhà, BiBé đi học cả ngày đến tận tối mới về.

    Thay Hoa và Sô Cô La tôi quyết định làm món Nem rán Valentine để chiêu đãi Bà và Vợ! Thật đơn giản và thật bất ngờ. Tôi tận dụng tất cả món thịt xay có sẵn buổi sáng vừa mua, ngâm tí mộc nhĩ có sẵn trong tủ, và tôm nõn đã xay trong tủ lạnh, tôi chỉ việc ngâm thêm chút miến dai đặc biệt Thái Nguyên, một chút su hào thái chỉ, kèm thêm hai quả trứng gà hàng xóm cho nhân ngày Tết, xay thêm chút hạt Tiêu Phú Quốc...
    Kiểm lại một lần nữa, ồ chẳng có gì đặc biệt so với mọi lần! Tôi mở tủ lạnh: đây rồi còn cả gói Lạp xườn, tôi nhón lấy 4 cái cho vào máy xay thật mịn, trộn đều và bắt đầu gói và rán nhỏ lửa với dầu Neptun!

    ....Nhưng rồi vẫn cứ phải gọi điện cho Vợ: Lúc về qua chợ  Em mua thêm vài cây Xà lách nhé!
       Có lẽ Vợ tôi đoán ra chăng? Mặc kệ , bí quá mà!
       Tối vừa vào đến cửa Vợ tôi phát hiện ra ngay mùi Nem Rán (Vì nhà tôi hình ống, chẳng làm sao ...bất ngờ được!).

    Vợ tôi soạn mâm đem lên mời Bà sơi cơm trước (Mẹ tôi đau chân không xuống tầng được!). Chúng tôi vào mâm ăn sau, phải để phần cho Bibé vậy!
       Gắp cho Vợ cái nem ròn, vợ khen luôn:
       - Ơ ngon, có cả Lạp Xườn! Anh giỏi thật!
       Heeeee! Sao không giỏi, khi chồng ở nhà làm Ôsin!!!
       - Thế này mà có bông hoa nữa thì tuyệt!

       Thôi chết: Đã có rượu Vang Pháp ( Từ ngày Tết còn một chai), rồi nem rán Đặc biệt! Thế mà vẫn thiếu....Tí ti, đúng là Tình Yêu, chẳng bao giờ là đủ cả, Tôi tự nhủ, Heeeeee!

    ....Gần 21 giờ rồi mà BiBé chưa về, nem đã nguội, Bà tôi đã ngủ! Nóng ruột Vợ tôi nhấc máy điện thoại bàn lên gọi cho Bibé!
       - Alô Bi à?
       - Tiếng cháu nhỏ trả lời: Cô tìm ai? Cô là ai?
       - À À, cô xin lỗi, cô nhầm số rồi!
       Hoá ra vợ tôi nóng ruột lại bấm lộn vào số 0169XXXXX67!
       - Em à của BiBé là 0169XXXX76 cơ mà!
    ......Hôm nay con về muộn một chút, vì lớp học phải kéo dài! BiBé trả lời, chúng tôi yên tâm ngồi xem phim Tương kế Tựu kế trên HN2...
    ....Keng..keng.. keng...Chuông điện thoại kêu lanh lảnh, vợ tôi nhấc lên:
       - Alô!
       - Cô là ai? sao lúc nẫy gọi vào máy này? Tiếng một người phụ nữ trong phon.
       - Xin lỗi, vợ tôi trả lời- tôi nhầm số, của cháu tôi là 0169XXXX76, nhưng bấm lộn hai số cuối ...67. Xin lỗi chị nhé!
       - Sao dạo này nhiều người bấm.... nhầm thế nhỉ? Tít ...tít ...tít   Người phụ nữ bỏ máy rồi.

    Hai vợ chồng tôi nhìn nhau cười! Ngày Valentine mà khó tính vậy ư???

       Không hết, BiBé về ăn món nem rán kiểu Valentine của tôi xong, chưa kịp rửa bát thì:
    ....Keng..keng.. keng...Chuông điện thoại kêu lanh lảnh, tôi nhấc điện thoại lên:
       - Alô! Ai đấy?
       - Chú là ai?
       - À há, cháu lúc nẫy hả?
       - Cháu cũng là Bi đây!
       Tôi vội giải thích ngay:
       - Vợ Bác lúc nãy gọi nhầm vào máy nhà cháu. Bác có con tên là Bi, đi học về muộn, vợ bác gọi lại nhầm, nay bác xin lỗi lại nhé! Tít ...tít...tít...

       Hai vợ chồng tôi nhìn nhau đoán tình cảnh gia đình kia!
       Đến hơn 23h36 phút lại:
    ....Keng..keng.. keng...Chuông điện thoại kêu lanh lảnh lần nữa, vợ tôi với chiếc điện thoại đưa cho tôi, anh nghe đi..Bibé liền nói:
    - Ai đấy Bố, gọi nhiều vậy, con ngắt chuông nhé!
    Tôi nói với BiBé: Không cần, để bố trả lời.
       - Alồ alố...! Tiếng cháu nhỏ lúc trước..
       - Alô, cháu à?
       - Chú ở đâu? Chú là ai?
       - Cháu à, cháu bao nhiêu tuổi rồi? Vợ chồng chú đã xin lỗi rồi cơ mà, vợ chú nhầm số điện thoại mà, sao lại thiếu niền tin thế cháu? Tôi nói liền một hơi, mong cho chấm dứt vụ điện thoại bất đắt dĩ này!
        - Cháu 9 tuổi. Chú có biết gọi nhầm như thế là ...giết Mẹ cháu không???
       - Cháu à, muộn rồi, mai cháu còn phải đi học cơ mà....Gọi kiểu này từ máy di động tốn tiền đấy cháu ơi! Nhưng phải có niềm tin vào mọi người chứ cháu!
       - Tối mai chú nhé! Cháu bé hẹn tôi???
    ?????
    Tối mai nữa ư? Sau cuộc gọi này hai vợ chồng tôi chẳng ngủ được nữa, cứ suy nghĩ và đoán già, đoán non gia cảnh tối nay ở gia đình kia ra sao.  Một đêm Valentine Nhâm Thìn đầy hạn và không trọn vẹn của chúng tôi và chắc chắn là của Gia đình kia với số điện thoại 0169XXXX67! Thiếu hoa và Sô Cô La mà thừa sự.... Ghen tuông có cớ. Heeeee Kỉ niệm Valentine Nhâm Thìn!!!



--> Read more..

Thứ Ba, 7 tháng 2, 2012

Hà Nội... khát

    Hà Nội trông thế mà mong manh dễ vỡ, mới vỡ đường ống nước vài hôm mà mấy quận nội thành đã náo loạn vì khát. Mà không đâu, cái đường ống mới, chẳng động đất, thiên tai gì lại vỡ toang hoác, khiến nhà nhà náo loạn...
    Trung Hoà – Nhân Chính, khu đô thị mới vào bậc nhất Hà Nội với những toà nhà cao hai, ba chục tầng càng thấm thía thế nào là cuộc sống thủ đô hiện đại mà ... hại điện. Mất nước, cụ già hơn 70 tuổi phải xách xô, trẻ em năm tuổi cũng phải nghỉ học mang chậu xin nước. Thời bao cấp xa xưa lại thấp thoáng hiện về...
    Kể thì ai dám tin, dân cư tại những toà nhà có giá trị gần trăm triệu một mét vuông lại phải đi xin nước về dùng, sáng dậy một gáo nước cả rửa mặt và đánh răng, nước rửa tay không dám đổ, thậm chí, đi vệ sinh một lần cũng không dám giật nước. Người Hà nội, khối người mấy ngày chưa được tắm...
    Em ơi, Hà Nội... khát
    Không khí tết chưa kịp phai, người dân khu đô thị mới Trung Hoà - Nhân Chính
    cùng các quận khác đã lâm vào cảnh mất nước
    Em ơi, Hà Nội... khát
    Cũng như các hộ khác, hai cô cháu ở khu 24T1 phải sang toà 28T1 mới xây, ít người ở để xin nước

    Em ơi, Hà Nội... khát
    Khu công cộng tầng 1 nhiều người xin nên bảo vệ khoá cửa, hai cô cháu phải lên tầng 29 xin người thân

    Em ơi, Hà Nội... khát
    Mới hơn 5 tuổi, Hoàng và chị gái Tuệ Anh được trường mầm non Lí Thái Tổ 2 cho nghỉ ở nhà cũng vì trường hết nước

    Em ơi, Hà Nội... khát
    Nhà của Hoàng, dù còn nước nhưng cũng đã phải dồn nước ra chậu để dùng vào việc khác

    Em ơi, Hà Nội... khát
    Người dân chung cư phải băng qua đường xách nước. May cho họ, những toà nhà đối diện chưa có người ở nên vẫn còn chút nước để xin
    Em ơi, Hà Nội... khát
    Nhà nào thừa "nhân công" thì may ra còn có lối thoát
    Em ơi, Hà Nội... khát
    Còn nếu không thì phải thuê xe ôm đi xin nước

    Em ơi, Hà Nội... khát
    Hoặc nếu không thì mua nước uống đóng bình về dùng

    Em ơi, Hà Nội... khát
    Người dân toà nhà thuộc loại hiện đại nhất Hà Nội nô nức rủ nhau đi xin nước
    Em ơi, Hà Nội... khát
    ... vui như trảy hội
    Em ơi, Hà Nội... khát
    Một người dân ở chung cư 24T1 mang quần áo đi giặt nhờ người thân ở quận khác

    Em ơi, Hà Nội... khát
    Người dân đã khổ, những cửa hàng ăn uống, công sở còn khốn đốn hơn...

    Em ơi, Hà Nội... khát
    Một giọt nước giờ cũng quý bởi chỉ còn người già và em nhỏ ở nhà:
     phải đi gần cây số, lên xuống cầu thang mới mang được chút nước về nhà

    Em ơi, Hà Nội... khát
    Người chở nước này cho biết, từ sáng đến giờ anh đã giao được cả trăm thùng,
    huy động cả nhà ba người cùng làm mà không biết giải quyết sao với cả trăm đơn hàng đang đợi

    Em ơi, Hà Nội... khát
    Xe trở hàng cũng được huy động để trở nước

    Em ơi, Hà Nội... khát
    150 nghìn/ chuyến kể cả nước: Hà Nội dễ kiếm tiền

    Em ơi, Hà Nội... khát
    Nhân viên một nhà hàng tại khu Trung Hoà được huy động đi xách nước
    Em ơi, Hà Nội... khát
    Dân công sở cũng phải rời bàn giấy...

    Em ơi, Hà Nội... khát
    Chúc mừng năm mới dân cư nhà 34T bằng nước tinh khiết

    Em ơi, Hà Nội... khát
    Những đường ống bỏ khô của nhân viên chăm sóc cây xanh tại khu Trung Hoà - Nhân Chính
    Em ơi, Hà Nội... khát
    Người Hà Nội, chưa chắc đã hẳn là sung sướng
--> Read more..

Thứ Hai, 6 tháng 2, 2012

Cành đào ngày Tết

    SỰ TÍCH CÂY ĐÀO MIỀN BẮC

     

    Ngày xưa, ở phiá đông núi Sóc Sơn, có một cây đào mọc đã lâu đời. Cành lá đào xum xuê, to lớn khác thường, bóng rậm che phủ cả một vùng rộng. Có hai vị thần tên là Trà và Uất Lũy trú ngụ ở trên cây đào khổng lồ này, tỏa rộng uy quyền che chở cho dân chúng khắp vùng.

    Quỹ dữ hay ma quái nào bén mãng lui đến ắt khó mà tránh khỏi sự trừng phớt của 2 vị thần linh. Ma quỷ rất khiếp sợ uy vũ sấm sét của hai vị thần, đến nỗi sợ luôn cả cây đào. Chỉ cần trông thấy cành đào là bỏ chạy xa bay.

    Ðến ngày cuối năm, cũng như các thần khác, hai thần Trà và Uất Luỹ phải lên thiên đình chầu Ngọc Hoàng. Trong mấy ngày Tết, 2 thần vắng mặt ở trần gian, ma quỷ hoành hành, tác oai tác quái.

    Ðể ma quỷ khỏi quấy phá, dân chúng đã đi bẻ cành đào về cắm trong lọ,nhỡ ai không bẻ được cành đào thì lấy giấy hồng điều vẽ hình 2 vị thần linh dán ở cột trước nhà, để xua đuổi ma quỷ.

     

     

    Từ đó, hàng năm, cứ mỗi dịp Tết đến, mọi nhà đều cố gắng đi bẻ cành đào về cắm trong nhà trừ ma quỷ, Lâu dần, người Việt quên mất ý nghĩa thần bí của tục lệ này, không còn tin mấy ở ma quỷ thần linh như tổ tiên ngày xưa. Ngày nay, hoa đào hoa mai tươi thắm khắp nhà nhà vào dịp Tết, và sắc giấy đỏ hồng điều với câu đối hoà hợp được trang trí mấy ngày Xuân trong không khí vui vẻ, trong sáng.

huynhtran wrote on Feb 6
Còn sự tích "NAY" thì sao hở bạn lhsbul69 ơi!
binhthuytinh wrote on Feb 6
Năm nay trời lạnh đào để đến tận rằm vẫn đẹp.
bicon123 wrote today at 9:31
Năm nay Bi và Bibé đi ngắm Đào tại vườn Nhật Tân, không mua đào mà mua 20 bông cúc, cắm đến tận 15/01 Nhâm Thìn luôn!
Photobucket
Vợ Bi mua cành đào nhỏ cắm trên bàn thờ ông, cũng để đến 14/01 mới bỏ đi!
Photobucket
.......Lúc còn sống bố Bi rất thích Cành đào cắm mỗi khi tết về! Bố nói đó là phong tục rất đẹp và rất ý nghĩa của dân tộc, nhưng đào Nhật Tân ngày ấy đắt và rất khó mua trên Thái. Ông thường ra vườn nhà chặt một cành đào vườn đẹp- nay người HN gọi là đào Rừng, mang vào cắm, thiếu hoa ông lại cặm cụi cắt hoa giấy gắn thêm vào, ông giải thích, vẫn đẹp, và là Cây Nhà Lá Vườn....Ông cũng chẳng khuyến khích Bi mua (Lúc ấy Bi đã là Bộ đội có lương....).

Bố Bi đi xa, đi đến nơi Vĩnh Hằng, từ ngày ấy Bi luôn mua một cành Hoa Đào nhỏ cắm trên bàn thờ ông, mỗi khi Tết về...Con nhớ: Đẹp nhưng tiết kiệm Bố nhỉ? Và giờ người HN cũng hay lùng mua Đào Rừng lắm Bố ạ!
Tết sau con lại mua ....Một Cành Đào Nhật Tân, Bố nhé!


    Ngày nay Thú chơi Đào Nhật Tân khác rồi Bố ạ! (Hay chăng Sự Tích Cành ĐàoTết đã thay đổi trong nền Kinh tế Thị Trường ngày Nay)

    Đối với người dân miền Bắc, hoa đào tượng trưng cho ngày Tết. Cánh hoa đào màu hồng rực rỡ làm ấm cúng hơn không khí đón xuân của các gia đình và là tượng trưng cho sự may mắn, thành đạt, hạnh phúc. Những năm trước đây vào thập kỷ 80 trở lại, người dân chỉ chơi cành đào cắm vào hai lọ hoa lục bình trên bàn thờ trong ba ngày Tết. Nhưng những năm trở lại đây, người chơi đào Tết có xu hướng chơi hẳn một cây đào thế. Để có cây đào thế đẹp trong 3 ngày Tết, nhiều người không tiếc tiền và bỏ công đi chọn mua. Thế cây uyển chuyển, mềm mại vừa uốn lượn, vừa vươn lên, thế: phụ tử, mẫu tử, huynh đệ, trực ngôn, hình hài linh vật... Cầu kỳ hơn, có người còn cấy đào vào phôi đá. Người trồng đào phải dày công uốn tỉa vài ba năm trở lên mới mong có một cây đào thế giá trị. Tùy không gian trong nhà, ngoài sân mà người mua có thể chọn thế cây cho phù hợp. Không to, cao quá làm lấn át đi không gian xung quanh, cây đào phải nổi bật lên những đường nét đẹp tự nhiên của nó, vừa phải tô điểm rực rỡ cho ngày xuân. Điều tiếp theo khi đã có thế đào đẹp đối với người chơi đào là nụ và lộc. Người sành hoa phải chọn cây đào có nhiều nụ và đặc biệt phải nở trúng 3 ngày Tết một cách rực rỡ; nụ, lộc tươi tắn. Cho dù hoa đào đều là màu hồng (đào bích), phớt hồng (đào phai), song mỗi cây cùng giống đào nếu trồng ở đất không phải ở Nhật Tân thì đào cũng kém sắc.

    Thú chơi đào ở miền Bắc giờ đã lan tỏa đến các miền đất nước, bay sang cả trời Tây. Ngày nay nhờ kỹ thuật lai ghép, người ta đã tạo ra được một số giống đào mới phù hợp với môi trường sống mới, như trồng ở Đà Lạt, cao nguyên Lâm Đồng là một ví dụ, những vườn đào nơi đây có thể sánh đẹp với đào miền Bắc. Tuy nhiên là người tâm huyết với cây cảnh, sinh vật cảnh, đều lo lắng cho số phận cây đào Nhật Tân, rồi đây thú chơi đào tết của người Hà Nội liệu còn có được như xưa?

    Cơn lốc đào cổ thụ đào thế từ vùng núi đổ về Hà Nội, tràn vào vườn đào Nhật Tân đánh bật đào Nhật Tân xịn khỏi bãi bờ gắn liền với nó. Mỗi mùa đào Tết đến, vườn đào Nhật Tân đón những hàng nghìn gốc đào ngoại lai để cấy ghép phục vụ cho một thú chơi đào cổ thụ. Từ một thú chơi tạo ra 2 cơn lốc; cơn lốc hủy hoại thiên nhiên đào rừng và cơn lốc cuốn mất dần những cây đào Nhật Tân xịn.

    Cuộc săn tìm đào rừng cổ thụ đưa về Nhật Tân nóng trên những cánh rừng vào các mùa trong năm bao nhiêu thì đồng nghĩa với việc đào Nhật Tân dần bị lép vế.  Ông Đỗ Văn Hà, người trồng đào ở Nhật Tân, Hà Nội cho biết: “Mỗi gốc đào mua từ rừng Lạng Sơn chuyển về đến Hà Nội cũng mất từ 3-5 triệu đồng. Nhưng không phải dễ kiếm bởi đào rừng giờ đâu còn nữa, phải đặt trước hàng vài tháng mới có vài gốc mà thôi”. Anh Hà Văn Thành ở xã Hữu Khánh, huyện Lộc Bình, Lạng Sơn, người chuyên cung cấp đào rừng cho một số khách ở Nhật Tân, Hà Nội, cho biết:  “Cách đây 3 năm thôi, dưới chân núi Mẫu Sơn có một khu toàn đào rừng. Giờ thì không còn, đi cả ngày may mắn lắm mới gặp được một gốc khép mình nơi kín đáo. Để mang được gốc ra ngoài đường thì cũng phải 4 thanh niên khỏe mạnh khiêng bộ vượt núi rất khó khăn…” Thiên nhiên đâu phải là cái gì vô tận.

    Đào Nhật Tân đoản mệnh. Đào rừng chỏng chơ phần nhiều do cuộc chơi phải đánh đi, đánh lại. Âu cũng là cái nghiệp của loài hoa làm đẹp cho mùa xuân vào mỗi dịp Tết đến xuân về. Giờ vườn đào Nhật Tân nhan nhản những gốc đào rừng đang ươm, ghép, cũng có nhan nhản những gốc đào chết khô vứt chỏng chơ bên góc vườn. Người trồng đào bao giờ cũng thế, theo lợi nhuận và theo nhu cầu của thị trường nên việc du nhập giống đào ngoại lại về phục vụ cho thú chơi đào “khủng” là điều khó tránh khỏi. Chỉ có điều, vườn đào Nhật Tân luôn phải gồng mình với những gốc đào ngoại lai thì một mai liệu tiếng thơm của đào Nhật Tân xịn sẽ còn đâu nữa sắc bích đào thắm.
    Ôi, theo chiều cuốn của Cơn Lốc Thị trường hiện tại, Cành đào Vườn của Bố, con mình ngày ấy đã khác, nhưng con vẫn kiếm tìm cành Đào Nhật Tân dâng cho Bố mỗi khi Tết về, và rồi hai Bibé, Bilớn cũng sẽ vậy Bố ơi! Hôm nay Ngày Tết Nguyên Tiêu, con tiễn Bố về nơi Vĩnh Hằng với cành Đào Nhật Tân đã tàn, Tết sau Bố nhé, cành Đào Nhật Tân chắc chắn sẽ đẹp lắm Bố ạ!
    --> Read more..