...




Kỉ niệm đẹp, ngày nào với Multiply!





Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2012

Chỉ có Vợ Tôi!

13 nhận xét:

  1. Chẳng hiểu thế nào! Các bạn tôi có bài Entry này! Nhân danh người cùng học copy lại trong khung Còm này! Благодаря Ви!


    Chuyện xảy ra tại một trường đại học
    Sắp hết giờ giảng, giáo sư bỗng đề nghị với các sinh viên,”Tôi cùng mọi người thử một trắc nghiệm nhỏ, ai muốn cùng tôi thử nào?”
    Một nam sinh bước lên.
    Giáo sư nói, “Em hãy viết lên bảng tên của 20 người mà em khó có thể dời bỏ”. Chàng trai làm theo. Trong số tên đó có tên của hàng xóm, bạn bè, và người thân…
    Giáo sư nói: “Em hãy xoá tên của một người mà em cho rằng không quan trọng nhất!” Chàng trai liền xoá tên của người hàng xóm.
    Giáo sư lại nói: “Em hãy xoá thêm một người nữa!”. Chàng trai xoá tiếp tên của một đồng nghiệp.

    Giáo sư nói tiếp:”Em xoá thêm tên một người nữa đi”. Một người không quan trọng nhất trong cuộc đời. chàng trai lại xoá tiếp…..
    Cuối cùng, trên bảng chỉ còn lại ba cái tên, bố mẹ, vợ, và con. Cả giảng đường im phăng phắc, mọi người lặng lẽ nhìn vị giáo sư, cảm giác dường như đây không còn đơn thuần là một trò chơi nữa rồi!!
    Giáo sư bình tĩnh nói tiếp: “Em hãy xóa thêm một tên nữa!” chàng trai chần chừ, rất khó khăn mới đưa ra được sự lựa chọn….anh đưa viên phấn lên….. và gạch đi tên của bố mẹ!
    “Hãy gạch đi một cái tên nữa đi!”, tiếng của vị giáo sư lại vang lên bên tai. chàng trai sững lại, rồi như một cái máy, từ từ và kiên quyết gạch bỏ tên của đứa con trai…
    Và anh bật khóc thành tiếng, dáng điệu vô cũng đau khổ.
    Vị giáo sư chờ cho anh bình tĩnh lại hồi lâu và hỏi: “Lẽ ra người thân thiết nhất với em, phải là cha mẹ và đứa con, bởi cha mẹ là người sinh thành và dạy dỗ em nên người, đứa con là do em dứt ruột sinh ra, còn người vợ thì có thể tìm người khác thay thế được, vậy tại sao, với em người vợ lại là người mà em khó dời xa nhất?”
    Cả giảng đường im lặng, chờ nghe câu trả lời.
    Chàng trai bình tĩnh và từ tốn nói:”Theo thời gian, cha mẹ sẽ là dời bỏ tôi mà đi, con cái khi trưởng thành,cũng chắc chắn sẽ rời xa tôi, người luôn ở bên, làm bạn với tôi suốt đời, thực sự chỉ có vợ tôi!”

    Trả lờiXóa
  2. Đây nữa "Nghề Vợ Chồng" thật đáng suy ngẫm-Мерси BBT đoàn LHS 71:



    Ở Việt Nam, những chuyện vợ chồng xung đột, cãi vả, mắng chửi hoặc đánh nhau bể đầu, chảy máu không phải chuyện lạ, nhưng ở một xứ văn minh như Hoa Kỳ mà xảy ra đưa tới án mạng giết bốn đứa con thơ như vậy quả thật là khủng khiếp.

    Ở đời nam, nữ lớn lên cưới hỏi nhau là lẽ tự nhiên, không ai thắc mắc tại sao phải như vậy. Thế nhưng đến khi gia đình vợ chồng tan vỡ, ly dị, chửi nhau, đánh nhau, và có lúc giết nhau thì người ta lại ngạc nhiên hỏi: “Ủa, tại sao lại có thể xảy ra như vậy?”

    Thông thường, trước khi đi làm kiếm tiền, người ta phải đi học để có nghề trong tay, sau đó mới đi xin việc làm. Một người muốn làm bác sĩ, ít nhất phải học xong tú tài, rồi thi tuyển vào đại học y khoa, và học từ bảy đến mười năm, sau đó mới được phép ra mở phòng mạch. Một người muốn làm kỹ sư cũng phải qua tú tài, rồi thi tuyển vào các trường kỹ sư, học tổng cộng ít nhất năm năm, sau đó mới ra hành nghề kỹ sư. Trong xã hội, tất cả ngành y tế, kỹ thuật, khoa học, v.v… các nhân viên đều phải được học nghề và huấn luyện trước khi được mướn. Và nhiều khi đang hành nghề, hàng năm vẫn phải đi học thêm khóa tu nghiệp để cập nhật hóa những kiến thức mới.

    Trong khi đó đa số người ta lập gia đình vào lứa tuổi trung bình từ 18 đến 25, mà không có một chút khái niệm căn bản tối thiểu về đời sống gia đình, tâm lý, sinh lý, tình cảm. Họ chỉ biết xưa nay thấy ai cũng lập gia đình cho có đôi thì làm theo, vậy thôi.

    Có bao giờ bạn nghĩ đời sống vợ chồng cũng là một nghề không? Chắc chắn mọi người đều nghĩ vợ chồng là chuyện tình cảm yêu đương, cớ sao lại gọi là một nghề?

    Chữ nghề nghe có vẻ vô tình quá! Vì nghề là một việc làm kiếm tiền, trong đó không có tình cảm gì hết. Nếu tôi là bác sĩ giỏi chữa bạn hết bệnh thì bạn phải trả tiền cho tôi. Nếu tôi là kỹ sư giỏi, thợ giỏi thì chủ phải trả lương cho tôi, hai bên không có tình cảm gì hết. Nếu bạn mở tiệm làm nhà hàng, nấu ăn ngon thì sẽ đông khách. Mới nhìn qua các cơ sở y tế, kỹ thuật, thương mại dường như không có tình cảm, nhưng thật ra đều có tình cảm bên trong. Nếu bạn là bác sĩ giỏi mà không có tình người, xem bệnh nhân như cỏ rác thì chắc chắn họ sẽ không tới và bạn sẽ ế khách. Nếu bạn là kỹ sư giỏi mà phách lối, làm tàng không biết kính nể sếp trên thì họ sẽ đì bạn, không tăng lương hoặc kiếm cớ đuổi bạn. Nếu bạn nấu ăn ngon mà không khéo tiếp đãi, ân cần phục vụ khách hàng thì họ sẽ bỏ đi ăn tiệm khác. Bất cứ một cơ sở, hãng xưởng nào cũng cần những nhân viên giỏi, ngoài việc rành nghề còn phải biết giao tiếp cư xử với kẻ trên người dưới một cách hòa thuận và có tình người thì mới thành công, phát triển.

    Gia đình cũng là một cơ sở nhỏ (small business), trong đó cả hai vợ chồng đều là chủ nhân và đồng thời cũng là người làm. Cả hai cần phải biết hợp tác với nhau về khả năng lẫn tình cảm để đóng góp xây dựng “cơ sở” mang tên là “gia đình” được hạnh phúc. Mỗi người cần phải biết bổn phận cũng như quyền lợi của mình.

    Thế nhưng rất tiếc, sau khi trải qua thời trăng mật của “tình yêu”, người ta thường quên đi bổn phận mà chỉ chú ý tới quyền lợi, đòi hỏi, mong muốn người kia phải làm theo ý mình, chiều chuộng mình, phục vụ mình.

    Nếu bạn đồng ý với quan niệm “gia đình là một cơ sở nhỏ” thì vợ chồng cũng là một nghề, trong đó người chồng cần phải học nghề làm chồng, và người vợ cần phải học nghề làm vợ. Con người ta mới sinh ra không ai tự nhiên biết nói, biết đọc, biết viết, mà cần phải được dạy nói, dạy đọc, dạy viết. Cái gì cũng phải học thì mới biết làm. Vợ chồng là một nghề làm suốt cuộc đời, vậy mà không có trường hay lớp nào dạy.

    Cùng lắm, trước khi gả con gái về nhà chồng thì người mẹ dạy con vài lời về cách làm dâu.
    Đến ngày làm lễ cưới ở nhà thờ hay trong chùa thì các cha và quý thầy cũng chỉ khuyên vợ chồng ăn ở hòa thuận và chung thủy với nhau.

    Nghĩ lại ở đời chưa có cái nghề nào, trong đó người ta không

    Trả lờiXóa
  3. Nhất thuộc về vợ của Bicon, và Bicon thì cũng nhất luôn heeeee
    Cuối cùng thì vợ hay chồng cũng là người bạn đường đưa ta về nơi cuối chân trời Bicon nhỉ?

    Trả lờiXóa
  4. Sao không copy vô entry có dễ hơn không nhỉ

    Trả lờiXóa
  5. Bicon chuyên gia như vậy đó Bống, bắt Bicon thi lại, nhiều bài rất hay lại bỏ vào NOTE..
    thi lại chữ NOTE này đi Bicon ơi!

    Trả lờiXóa
  6. CG ơi chắc Tác giả muốn bình câu " Nhất Vợ....nhì ông Chời mà " Heeeeee
    Có lẽ cũng phải Suy Ngẫm" "Nghề Vợ Chồng", Nhưng nghề này phải luôn đặt chữ "Chúng ta" lên trên chữ "Tôi" mới có điểm Giỏi mỗi lần Thi và Tự Thi CG nhỉ?

    Trả lờiXóa
  7. CG ơi Chôm, thiếu cái Tôi, đâm Bi thích cái Note, nhắc nhở Bi Hãy cố lên...Tí ti nữa...Hiiiiiiiii

    Trả lờiXóa

  8. Có những người suốt ngày ngồi thiền, niệm Phật, tụng kinh và quên mất bổn phận làm vợ làm chồng, làm cha mẹ, khiến người hôn phối đâm ra oán ghét đạo Phật và nghĩ rằng các thầy đã làm mất hạnh phúc gia đình của họ. Từ đó gia đình trở nên xào xáo, bất hòa, càng tu vợ chồng càng cãi nhau, giận nhau rồi cho là tại tu nên đổ nghiệp, ma phá.. Họ đâu ngờ tu một cách ích kỷ, chỉ biết phần mình và bỏ mặc bổn phận nên mới sinh ra phiền não như vậy. Do đó người Phật tử thông minh, khéo léo là người biết dung hòa đời sống gia đình và tâm linh.

    Ông sư này trước đây cũng là Lính như Bi, nay lên Chùa Trúc Lâm, để tránh nghề làm.... Chồng, đang vận động bọn Bi theo...Heeeeeee

    Trả lờiXóa
  9. Mà Bi đang học Nghề Vợ chồng chưa tốt nghiệp như thế này này! Thế mà Đồng Đội cũ lại rủ rê ....Bi Đảo Ngũ Hiiiiiiiiiiiiiii

    Trả lờiXóa
  10. Bàn thêm về Đạo Vợ Chồng! Hiiiiiiiiiii
    “Đạo”, theo Từ điển tiếng Việt, là “Đường lối, nguyên tắc mà con người có bổn phận gìn giữ và tuân theo trong cuộc sống xã hội”, là “Nội dung học thuật của học thuyết được tôn sùng ngày xưa”. Thay vì nói “Nghề vợ chồng”, chúng tôi nói “Đạo vợ chồng” để theo gương người xưa mà nhìn nghiêm túc về hôn nhân. Cuối thế kỷ XVIII, Nguyễn Gia Thiều đã viết trong Cung oán ngâm khúc:

    “Có âm dương, có vợ chồng,

    Dẫu từ thiên địa cũng vòng phu thê.”

    Bước vào “Vòng phu thê” nghĩa là con người góp phần thực hiện hoà hợp lý “Âm dương” đã và đang chi phối sự sinh thành, phát triển của “Thiên địa” cùng vạn vật. Quan hệ nam nữ trong hôn nhân vì thế vừa là vật chất, vừa là tinh thần, có cái gì đó có thể nói là thiêng liêng. Trái lại, quan hệ nam nữ thực hiện ngoài hôn nhân chỉ thuần vật chất, bị Phật giáo kết án là nhục dục, tà dâm.

    Theo truyền thống ấy, đối với tiền nhân, nên vợ nên chồng không thể là sự gặp gỡ ngẫu nhiên, tạm bợ được quyết định vội vàng trong một phút mềm lòng. Trước khi cho phép đi đến hôn nhân, các bậc phụ huynh ngày trước thường khuyên bảo con em thận trọng tìm hiểu kỹ đối tượng yêu thương. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du viết :

    “Trăm năm tính cuộc vuông tròn,

    Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông.”

    “Cuộc vuông tròn” mà Nguyễn Du đề cập ở đây chính là hôn nhân, là“Vòng phu thê” với lý “Âm dương” bao trùm cả “Thiên địa” mà Nguyễn Gia Thiều đã nói ở trên. Hôn nhân là việc “Trăm năm”, là vấn đề hệ trọng cả đời người, trước khi vào “Cuộc”, thanh niên nam nữ phải “Dò” cho thật kỹ để hiểu rõ “Ngọn nguồn” của người mình yêu. Thói đời “Tốt khoe xấu che” thường được áp dụng triệt để khi nam nữ bắt đầu tìm đến với nhau. Vì thế, điều quan trọng là phải cẩn thận tìm hiểu để biết rõ khuyết điểm của người yêu. Biết rõ nhược điểm của người yêu rồi mới nên tiến đến hôn nhân và trong những tháng ngày chung sống, để đời sống vợ chồng có thể tránh được tình cảnh “Nửa đường đứt gánh”, anh và chị phải cố gắng sửa chữa khuyết điểm của mình và tập làm quen với những gì chưa được hoàn thiện trong tính cách của người bạn đời.

    Trong các trường đào tạo nghề, muốn bảo đảm đầu ra có chất lượng, người ta thường chủ động chọn lựa kỹ ở đầu vào. Cách đây nửa thế kỷ, trong kỳ thi tuyển mà chúng tôi tham dự, Khoa văn Đại học Sư phạm Huế chỉ chấm đổ hai người, sau đó tổ chức thi lần thứ hai để lấy thêm sáu người nữa. Nhờ vậy, khi ra trường, hầu hết sinh viên đều hoàn thành tốt nhiệm vụ. Dạy, học “Nghề vợ chồng” cũng không thể làm khác. Chọn lựa kỹ ở bước đầu thì người ta sẽ tránh được nhiều đổ vỡ về sau nhưng chọn lựa theo tiêu chuẩn nào?

    Gần nửa thế kỷ về trước, lúc bắt đầu nghề dạy học ở Qui Nhơn, chúng tôi có đọc cuốn sách giáo dục về hôn nhân do Mục sư Tin Lành viết, được nhà xuất bản Thời Triệu phát hành. Sách in đẹp, khá dày, có mấy câu ngắn gọn giúp chúng tôi xác định dễ dàng tiêu chuẩn chọn lựa “Nửa phần còn lại” của mình:

    “Trước nhiều cô gái, chàng trai có thể nêu ba câu hỏi. Cô nào sẽ mang lại hạnh phúc cho đời tôi? Tôi sẽ đem hạnh phúc đến cho cô nào? Ai là mẹ hiền của các con tôi ?”

    Câu hỏi thứ nhất quá tầm thường vì có tính vị kỷ. Câu hỏi thứ hai khá hơn vì có tính vị tha. Cả hai câu chứng tỏ người hỏi chỉ nhìn thấy ý nghĩa hôn nhân trong phạm vi nhỏ hẹp, là đời sống riêng tư của hai cái ta. Khôn ngoan và chín chắn là chàng trai biết nêu câu hỏi thứ ba. Kinh nghiệm cho biết những tháng ngày vui vẻ, trẻ trung của chàng và nàng thường ngắn ngủi, qua đi rất nhanh. Hạnh phúc gia đình chỉ được xây dựng bền lâu bởi những đứa con khoẻ mạnh, ngoan ngoãn khi còn thơ và chăm chỉ học hành để thành đạt khi đã khôn lớn. Không phải mẹ hiền thì người nào khác có thể giữ vai trò quyết định trong việc giáo dục con cái nên người?

    Để “Đào tạo” mẹ hiền, Khổng giáo có các bài học về tam tòng và tứ đức. Ý nghĩa của tam tòng (1) k

    Trả lờiXóa
  11. Thời đại văn minh nên những cái ( thuần phong mỹ tục, lễ giáo gia phong, tam tòng tứ đức.....người ta bỏ hết để rồi thấy thích thì làm do đó mới có kiểu sống thử giữa một nam và một nữ ( có người còn chưa tới tuổi trưởng thành nữa cơ ).

    Trả lờiXóa
  12. Hôm nay Bicon lo học bài quá đó nhé!
    Có gì bức xúc không mà đi nghiên cứu đạo vợ đạo chồng thế này ..............heeeeeeeeee

    Trả lờiXóa