...




Kỉ niệm đẹp, ngày nào với Multiply!





Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

Nghệ thuật thưởng trà Việt


     

     
    Nghe các nghệ nhân nói về cách thưởng trà, chúng tôi mới thấy mình uống trà “ tục ” quá, chưa văn hoá như các cụ ngày xưa. Mỗi lần khách đến chơi nhà là chúng tôi dùng tay bốc trà từ trong hộp, đổ vào ấm. Nhiều lúc vội làm trà vung vãi ra chung quanh. Dội nước sôi, chờ một lúc là rót một lượt mời khách. Chén trà nhiều khi còn nước do người trước uống thừa, đổ vội, để rót nước mời người khác. Đổ bã trà chưa hết lại lấy tay móc ra. Nước pha trà lấy thẳng từ vòi nước cho nhanh.... Đó là những điều các cụ ngày xưa không bao giờ làm khi thưởng trà.

        Với giọng ấm trầm, nghệ nhân Hoàng Anh Sướng ( nhà ở 13 Ngô Tất Tố, con nghệ nhân Trường Xuân) dẫn chúng tôi trở về quá khứ, vào một quán trà xưa để thưởng thức vẻ thanh lịch, trang nhã, sự cầu kỳ trong ẩm thực người Hà Nội.


        Người Việt Nam không uống nhiều, uống đặc và cũng không thể uống liên tục suốt ngày. Vì trà là một triết lý về sự tế nhị, nhạy cảm, thanh tao, sự suy ngẫm và óc tỉnh táo. Trà là một sự giao hòa với thiên nhiên, sự ứng xử hợp lý với thời gian, sự tiếp cận đầy nhân tính với không gian, với môi trường và con người. Ở Việt Nam luôn tồn tại một nền văn hóa trà thanh lịch và tỏa hương, tồn tại hằng nghìn, hằng vạn năm nay.


    Ở Việt Nam, tục uống trà có từ rất lâu đời. Người Việt Nam biết đến trà sớm hơn nhiều so với các nước. Theo một tài liệu khảo cứu của Ủy ban khoa học xã hội thì người ta đã tìm thấy những dấu tích của lá và cây chè hóa thạch ở vùng đất tổ Hùng Vương (Phú Thọ). Xa hơn nữa, họ còn nghi ngờ cây chè đã có từ thời kỳ đồ đá sơn vi (văn hóa Hòa Bình).


         Cho đến nay, ở vùng Suối Giàng (Văn Chấn - Nghĩa Lộ - Yên Bái), trên độ cao 1.000 m so với mặt biển, có một rừng trà tự nhiên khoảng 40 nghìn cây chè, trong đó có cây chè cổ thụ lớn nhất, ba người ôm không xuể. Ðã có những kết luận khoa học trong và ngoài nước khẳng định rằng: Việt Nam là một trong những "chiếc nôi" cổ nhất của cây chè thế giới.

     

    Người Việt ta dường như mở mắt chào đời đã thấy trà, uống trà trọn đời và đến khi về cõi thiên cổ, vẫn được tẩm liệm với trà. Ở Huế, nhiều gia đình niệm người thân đã mất trong một quan tài lót hằng chục cân trà. Có điều, trong suốt lịch sử uống trà hằng nghìn năm, Việt Nam không có một truyền kỳ nào về trà. Điều này cũng dễ lý giải bởi tâm hồn người Việt bình dị, chân chất. Song điều đó không có nghĩa là chúng ta xuề xoà, thô vụng trong nghệ thuật chế biến, sao tẩm trà.  

         Thói quen uống trà của người Việt Nam ban đầu được du nhập từ Trung Quốc, trải qua thời gian đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của người Việt. Theo Vũ Bằng, trà Việt có những điểm khác biệt rất cơ bản với trà Trung Quốc (trà Tàu) ở cách chế biến, cách uống và hương vị. Trà có hai loại chính: Trà tươi là lá cây chè không qua chế biến, được đun trong nước sôi, dùng để giải khát, hạ nhiệt; trà khô đã qua sấy, tẩm.

       

        Cũng một đồi cây chè, nhưng cây chè hướng Đông (Đông pha) bao giờ cũng ngon hơn cây chè hướng Tây (Tây pha). Bởi cây chè hướng Đông đón nhận những tia nắng mặt trời buổi sớm nên phản ứng sinh trưởng khác với cây chè hướng Tây. Trong một vườn cây chè nhưng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông là bốn mùa với bốn mùa hương vị. Ngon nhất là trà “Xuân 1″ hay còn gọi là trà “Tiền minh” (trước tiết Thanh minh).

         Khi cái giá rét của mùa đông vừa qua đi, những tia nắng ấm đầu tiên của mùa xuân vừa ló rạng thì những đọt non cũng bừng nhú trên những cành chè khẳng khiu.

          Thứ đọt non ấy nếu hái lúc sớm tinh mơ, khi cả đồi chè còn chìm trong sương rồi đem về “sao suốt” trên chảo gang thì hương thơm ngào ngạt như chõ xôi nếp cái, hậu vị ngọt bền vấn vít mãi trong cổ họng như ngậm đường phèn. Các cụ bảo: “Uống một tách trà, đi xa vạn dặm” là vậy. Loại trà ấy, thời xưa, chuyên dùng để tiến vua.


          Những thiếu nữ đồng trinh với đôi tay mềm mại dùng móng tay dài khẽ khàng bấm từng đọt non trên cùng của búp trà. Da thịt không được chạm vào bởi họ sợ dường như sức nóng của cơ thể, mùi của thịt da sẽ làm lệch lạc đi hương vị của trà. Khi búp trà được sao khô trên chảo gang dưới bàn tay chai dày của những nghệ nhân nức tiếng sẽ cong như lưỡi con chim sẻ nên còn gọi là trà “Tước thiệt” (lưỡi con chim sẻ). Sách “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi thấy ghi danh trà hảo hạng này được sản xuất ở vùng Châu Sa Bôi, tức Quảng Trị ngày nay. Rất tiếc, nghệ thuật sao chế trà “Tước thiệt” nay đã bị thất truyền.


        Cây chè Tuyết Shan cổ thụ vùng mạn ngược Hà Giang mọc tự nhiên trên những dãy núi cao từ 800 - 1300 m so với mặt nước biển quanh năm sương phủ. Để chống chọi với khí hậu khắc nghiệt, những búp cây chè phải gồng sức vươn lên đón nhận từng giọt nắng mặt trời. Chính cuộc chống trả quyết liệt cho sự sinh tồn ấy đã tạo cho trà Tuyết Shan một hương vị đặc biệt, khiến những người sành trà luôn săn tìm, yêu thích.


        Các nghệ nhân trà Hà Nội trân trọng, nâng niu như một báu vật. Họ chọn lựa những búp chè non, những lá chè bánh tẻ. Cuống và lá chè già bị loại bỏ rồi rửa sạch, cho vào chõ đồ chín. Sau khi phơi khô, họ cho trà vào chum (vại), trên phủ một lớp lá chuối khô, ủ từ… 3- 4 năm cho trà phong hoá bớt chất chát, có độ xốp như giấy bản mà hương vị đặc trưng của trà vẫn lưu giữ.

     

        Nếu người dân vùng khác thích uống trà "mộc" (trà không ướp hương) thì nhiều gia đình Hà Nội xưa lại thích uống trà ướp sen, trà nhài, trà ngâu, trà cúc, trà sói... Ðặc biệt trà sen là một thứ trà quý chỉ dùng để tiếp khách tri âm hoặc làm quà biếu. Trà sen tựa thứ trà mạn Hà Giang, mỗi cân ướp từ 1000 - 1200 bông sen Tây Hồ và phải là thứ sen chưa bóc cánh với "độ" hương cao nhất. Trà sen loại đặc biệt giá lúc nào cũng ở mức 2 - 3 chỉ vàng một cân. 


        Khi ướp, người ta rải một lớp trà rồi một lớp gạo sen mỏng, rồi lại một lớp trà, một lớp gạo sen. Cứ thế cho đến khi hết trà. Sau cùng, phủ một lớp giấy bản. Thời gian ướp tuỳ thuộc vào độ ẩm của gạo sen nhiều hay ít, thường từ 18 - 24 giờ. Sau đó, đem sàng để loại bỏ những hạt gạo sen.

     

    Sàng loại xong, trà được đóng vào những chiếc túi làm bằng giấy chống ẩm để giữ lấy cả hương sen lẫn hương trà rồi sấy cho đến khi cánh trà khô, hương sen quyện thì bỏ ra. Lại ướp một lần sen thứ hai, thứ ba, thậm chí thứ tư, thứ năm tuỳ thuộc vào sở thích của người thưởng trà đậm hay nhạt. Càng ướp nhiều lần thì hương sen càng quyện vào cánh trà, trà càng thơm.


       Trà ướp hoa là hội tụ đỉnh cao của cái tinh tế, phong cách tao nhã, thanh lịch và sành điệu của người Tràng An. Trong đó, hoa sen là thứ hoa thông dụng nhất mà cũng quý nhất, ướp trà ngon nhất. Ðiều này được nhiều nhà trà học lý giải "bởi quan niệm về hoa sen trong đạo Phật của người Á Ðông. Hoa sen vốn dĩ là thứ hoa rất thanh cao mọc lên từ bùn lầy, điều đó tương tự như chữ Danh mà người quân tử rất coi trọng vậy". Hương hoa sen là những gì tinh tuý của trời đất tụ lại. Vì vậy, trà ướp sen là vật phẩm quý giá, xưa kia chỉ dành cho những hàng vương tôn công tử và những gia đình quyền quý.

     

          Còn theo Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720-1791) thì "Cây sen hoa mọc từ dưới bùn đen mà không ô nhiễm mùi bùn, được khí thơm trong của trời đất nên củ sen, hoa sen, tua, lá... đều là những vị thuốc hay".


         Trà cụ hay công cụ để pha trà cũng rất cầu kỳ. Tương truyền từ thời xưa, đã là dân nghiền trà phải có hai ấm đồng, bên trong có đủ năm kim hỏa thì nước mới mau sôi, hai ấm thay nhau giữ nước sôi trên lò đốt bằng than hoa hoặc than tàu. Ấm pha trà phải là ấm đất được làm từ thứ đất sét. Mua được thứ ấm ưng ý cũng là cả một nghệ thuật. Thả úp ấm vào chậu nước thấy nổi đều, cân nhau là được. Ấm mua về không thể dùng ngay bởi còn vương hơi đất và lửa, phải đun sôi qua nước tinh khiết nhiều lần.


         Thường một bộ đồ trà có bốn chén quân, một chén tống để chuyên trà. Nước pha trà phải là thứ nước mưa trong hoặc thứ sương đọng trên lá sen mà người đi thuyền hứng từng giọt vào buổi sớm. Phương ngôn còn lưu truyền những lời dạy về cách uống trà như "trà dư, tửu hậu", "rượu ngâm nga, trà liền tay", "Bán dạ tam bôi tửu. Bình minh nhất trản trà"...


        Để pha trà chúng ta dùng thìa gỗ múc trà cho vào ấm được gọi là Ngọc diệp hồi cung. Ðể có được chén trà ngon thì bình trà và tách uống trà phải được làm ấm lên bằng nước sôi. Ðiều này có dụng ý là giữ cho nước trong bình pha luôn luôn có độ nóng cao nhất. Trà khô bỏ vào bình loại đất nung nhỏ cao cỡ 1/3 bình. Trà cụ dùng để xúc trà, lấy bã trà đều bằng tre khô hoặc gỗ thơm.


             Khi châm nước lần một gọi là Cao sơn trường thuỷ, dùng vòi nước sôi mắt cua giội từ trên cao xuống nhằm tạo ra một lực làm tan bụi bẩn trong trà. Người ta châm một ít nước sôi vào bình trà rồi chắt ngay ra, đổ đi nước đầu này để loại hết bụi bẩn trong trà và trà khô trong bình kịp thấm không nổi lềnh bềnh nữa. Trà nước hai là lần đổ nước thứ hai vào ấm hạ sơn nhập thuỷ, đổ nước cao tràn miệng bình để khi đậy nắp lại, bọt bẩn trào ra hết, rồi dội nước sôi lên nắp, cũng nhằm giữ nhiệt độ cao nhất cho ấm trà. Nước hai chính là nước trà chuẩn nhất được tạo ra trong vòng 60-90 giây này thực sự tạo ra mùi vị thơm tho tuyệt diệu từ các cánh trà.


           Trà ngon, nước phải trong xanh, ngửi như có hương cốm non, dư vị đọng mãi trong cổ. Thứ được nước, tức là pha nhiều lần nước vẫn còn màu thì kém hơn.


         Sau khi trà ngấm, rót trà ra một chén tống rồi mới chiết trà từ chén tống sang sáu chén nhỏ xíu mà dân gian vẫn gọi là chén hạt mít. Chén tống và sáu chén nhỏ cũng được tráng nước sôi kỹ. Nếu có khách đến chơi nhà, theo đúng cách uống trà của các cụ thời xưa, bao giờ chủ nhà cũng rót cho khách một chén nước sôi đã nguội để tráng miệng cho sạch, rồi mới rót trà mời khách. Khách sành trà khi uống không ngồi trước quạt.


        Trà sen ngon thì nước đầu uống chưa thơm, mà phải là nước thứ hai, thứ ba mới thơm, vị chè ngọt mà lại mát, mùi thơm nhẹ mà bền chứ không thơm nức lên một lúc rồi hết ngay.

     

          Dù lòng vui hay buồn, dù trời mưa hay nắng, khách không thể từ chối một ly trà nóng khi chủ nhà trân trọng dâng mời bằng hai tay. Dâng trà đã là một ứng xử văn hoá phổ biến biểu hiện sự lễ độ, lòng mến khách.


         Uống trà cũng là một thứ ứng xử văn hoá. Người biết uống trà là uống từng ngụm nhỏ nhẹ để cảm nhận hết cái thơm ngọt của trà, cái hơi ấm thoát ra từ hai bàn tay nâng chén hoặc ủ nóng trong mùa đông giá lạnh. Uống để đáp lại lòng mến khách của người dâng trà, để bắt đầu một tâm sự, một nỗi niềm, để bàn chuyện gia đình, xã hội, nhân tình thế thái, để kéo cuộc sống đang quay cuồng, chao đảo ngoài đời trở về với trạng thái cân bằng, tĩnh lặng, để cảm nhận hương vị của đất, trời, của cỏ cây hoa lá.


           Dâng chén trà theo đúng cách là ngón giữa phải đỡ lấy đáy chén, ngón chỏ và cái đỡ miệng chén gọi là “Tam long giá ngọc”. Người dâng trà và người nhận trà đều phải cung kính cúi đầu. Trước khi uống, đưa chén trà sang tay trái, mắt nhìn theo, sau đó đưa sang phải “du sơn lâm thuỷ”. Khi uống, cầm chén trà quay lòng bàn tay vào trong, dâng chén trà lên sát mũi để thưởng thức hương trà trước, sau đó tay che miệng nhấp nhấp từng ngụm nhỏ nhẹ. Tay áo các quan lại phong kiến thường rất rộng cũng một phần vì lẽ dùng che miệng khi uống trà là vậy.


         Ngoài cách uống trà trong gia đình, người Hà Nội xưa còn có các hình thức Hội trà, uống trà thưởng hoa đầu năm, uống trà thưởng hoa quý và uống trà ngũ hương. Trong đó, hội trà là hình thức tụ họp cùng thưởng trà khi có trà ngon hay dịp đặc biệt của các cụ. Thưởng trà đầu xuân là thói quen của riêng các bậc tao nhân chốn kinh thành xưa. Thường thì trước Tết, đích thân các cụ đi chọn mua hoa đào, cúc, mai trắng, thuỷ tiên ở tận vườn, chuẩn bị loại trà ngon nhất. Sáng mùng một, con cháu dành riêng cho cụ những giây phút đầu tiên để tịnh tâm và ngắm hoa, thưởng trà, sau đó mới là cả đại gia đình cùng ngồi quanh bàn trà chúc thọ cụ và nghe lời dặn dò.


         Uống trà thưởng hoa quý như hoa quỳnh, hoa trà cũng là cái thú của nhiều người Tràng An. Đó cũng là hình thức hội trà quanh chậu hoa quý vào tối hoa mãn khai của những người cao tuổi, đàm đạo thế sự, văn chương và dặn dò lớp con cháu....


--> Read more..

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

Đi tìm Ấm Trà BuBi!

    Tìm mãi chưa thấy, lại thấy Thú chơi... Ấm trà!
    Thú chơi ấm trà

    Ấm trà dù chỉ xếp ở hàng thứ 4 theo thứ tự dân chơi trà – nghiện trà đã quá quen thuộc: Nhất thuỷ, nhì trà, tam pha, tứ ấm, nhưng sự chơi thứ 4 này chẳng đơn giản, đòi hỏi lắm công phu.

    Câu thần chú: Thứ nhất Thế Đức gan gà, thứ nhì Lưu Bội, thứ ba Mạnh Thần để chỉ những dòng ấm trà xưa, nay khó áp dụng vì các loại ấm này rất hiếm và giá cả đội trời, dăm ba triệu một ấm còn nguyên vẹn cũng khó kiếm ra, vì là những dòng ấm được dân chơi cổ ngoạn khắp nơi săn đuổi. Trong thú nhẩm trà, ấm trà được chia làm hai loại, ấm đất nung và ấm tráng men (ấm sứ hoặc ấm đất tráng men).

    Ấm tráng men khá phổ biến thích hợp cho các loại trà mộc, trà ướp hương. Do đặc tính tráng men, khi pha trà, hương vị trà không hấp thụ vào ấm, vì vậy trong nhà chỉ một ấm tráng men là đủ.

    Ấm tr� Ám Long xưa, nắp bánh bèo

    Dòng tráng men có rất nhiều, từ những ấm xưa dáng trái bần, nắp bánh bèo đến bình tích vẽ Trúc Lâm Thất Hiền, Bát Tiên Quá Hải, Tam Đa... còn bày bán khá nhiều ở Lê Công Kiều. Ấm mới sản xuất từ các lò gốm Bình Dương, Bát Tràng, Hải Dương... bán đầy rẫy trên thị trường với mức giá tương đối, độ 100 nghìn trở lại là đủ dùng.

    Ấm trà độc ẩm men xanh trắng, tích Thái Công Điếu Vị(đời Thanh - TQ)

    Giới chơi trà chuộng ấm đất hơn ấm tráng men. Ấm đất xưa nay chỉ vùng Nghi Hưng, tỉnh Giang Tô – Trung Quốc sản xuất là chất lượng nhất. Vì vùng này có đất tử sa (còn gọi là cát tím), có đặc tính hấp thụ hương trà, cốt đất tốt, bền chắc, càng sử dụng lâu, ấm càng giá trị bởi hương trà đã quyện vào ấm.

    Nhiều câu chuyện thêu dệt từ ấm trà đất nung, có ấm trà chỉ cần đổ nước sôi rồi rót ra là thành trà. Tuy chỉ là những lời đồn thổi, cũng làm tăng thêm giá trị vốn có của các loại ấm đất.

    Ấm trà có nhiều kiểu dáng khác nhau, nên chọn được ấm hợp nhãn, sau mới đi tiếp vào chi tiết. Với phần ấm tráng men, do đặc tính của men khi nung chảy không khớp - khít phần nắp và ấm, khi chọn loại ấm này, chỉ cần tập trung vào miệng vòi thẳng, gờ ấm, quai ấm, cả ba chi tiết này thẳng hàng nhau là ổn, vì khi đó sức chứa ấm được tối đa, miệng vòi thẳng khiến việc rót trà dễ dàng, nước không bị đọng, nhểu.

    Ấm trà bài thơ,đất Nghi Hưng tử sa Ấm tròn đắp nổi Tùng - Mai, đất Nghi Hưng - TQ

    Riêng ấm đất, ngoài yếu tố trên, phần nắp và ấm phải khít, nếu dùng tay bịt lỗ thông hơi trên nắp ấm rót, nước bí lại trong ấm không chảy ra ngoài. Chọn ấm đất ngoài dáng vẻ, kích thước lớn nhỏ, dùng cho độc ẩm, đối ẩm, quần ẩm, người chơi phải biết chú tâm đến chất liệu, vì hiện các loại ấm đất từ Trung Quốc không còn tốt như xưa, phần vì đất Nghi Hưng tử sa trở nên hiếm. Để chọn được ấm trà tốt, đúng đất tử sa, soi ra ánh sáng sẽ thấy phần trong đáy ấm có những hạt li ti lấp lánh, cốt thai ấm rắn chắc, dùng nắp cà vào thành ấm nghe âm trong, lanh canh. Gặp những ấm dỏm, khi gõ vào nghe âm thanh đục, màu đất không có ánh lấp lánh, sử dụng tiếp xúc nhiều với nước nóng dễ bị nứt bể, hoặc thấm ẩm ra ngoài.

    Dáng đẹp của một ấm trà đất nung Các chi tiết: vòi - miệng - quai thẳng hàng

    Cũng có những loại ấm giả tinh vi, cốt thai bằng đất thường, sau đó quết một lớp mỏng tử sa Nghi Hưng lên trên, mắt thường không phát hiện được, nhưng nghe âm thanh khi gõ vào ấm sẽ phân biệt được ngay chất lượng ấm. Nhiều ấm còn được bôi một lớp dầu bóng, tạo vẻ cũ kỹ hoặc giả màu tử sa, những loại này khó tẩy mùi, sử dụng hương trà bị át đi, gây mất ngon.

    Ấm trà Lưu Bội danh tiếng ngày xưa Nét tròn hài hoà trong các chi tiết vòi, nắp và quai ấm

    Có ấm tốt chưa thể dùng ngay mà phải qua giai đoạn luyện ấm. Trước tiên phải dùng giấy nhám chà láng phần đất dư, mảng bám thừa trong ấm. Dân chơi trà uống mỗi loại trà một ấm đất khác nhau, vì vậy, ấm pha trà gì được luyện bằng chính loại trà đó.

    Cách luyện: bỏ chừng 100g trà vào nồi nước, thả ấm trà vào đun nước vừa sôi thì tắt bếp, đậy nắp cho đến khi nước nguội lại đun sôi lên tiếp, cứ thế luyện liên tục trong vài ngày (thường 3 ngày), sau đó mới lấy ấm ra dùng.

    Ấm khi này đã được thẩm thấu trà thơm phức, càng sử dụng lâu càng lên nước và dậy hương trà ngay cả khi không có trà trong ấm.

    Ấm trà Nhật in tích Tùng - Đình (theo cách gọi của dân chơi đồ cổ) Ấm đất Nghi Hưng

    Mỗi ấm trà làm bằng tay được xem như một tác phẩm nghệ thuật, gọi là ấm độc bản, giá khá mắc thường từ 1 - 3 triệu. Những nghệ nhân chuyên làm ấm trà thường chụp lại hình ảnh từng công đoạn làm chiếc ấm đến khi thành phẩm, bán kèm theo với ấm như một cách tiếp thị hình ảnh của nghệ nhân cũng như tác phẩm ấm trà của họ. Những dòng ấm đổ khuôn thì rẻ hơn, vì được sản xuất hàng loạt, giá thường 100 - 300 nghìn.v

    Theo Sài Gòn Tiếp Thị


--> Read more..

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012

Công dụng bảo vệ sức khỏe của Trà

     

       Trong cuộc sống thường ngày của mọi người, uống trà thật sự có rất nhiều lợi ích. Ví dụ uống một cốc trà khi xem truyền hình, có thể phòng ngừa chất bức xạ trong tivi làm hại sức khỏe chúng ta; và cũng có hiệu quả phòng chống tế bào bị giảm thiểu khi trị liệu khối u. Đối với những thức ăn nhiều dầu mỡ, hoặc có chất lòng trắng trứng quá cao, uống trà vừa giúp tiêu hóa tốt, lại có thể gia tăng việc hấp thu chất dinh dưỡng. Sau đây, mời bạn đọc tham khảo về tác dụng phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe trong việc uống trà mà chúng tôi đọc được từ các công trình nghiên cứu về trà.

       Do hạn chế hiểu biết về các từ chuyên môn trong y học, chúng tôi lược bỏ bớt một số danh từ khoa học vì e rằng mình tra dịch chưa chính xác, mong bạn đọc thông cảm.

       1. Trà có thể làm trắng và bảo vệ răng

       Muốn có một hàm răng trắng đẹp, tất nhiên chúng ta phải nuôi dưỡng một thói quen tốt là đánh răng mỗi ngày, nhưng các chuyên gia y học còn khuyên rằng, uống trà cũng rất có ích cho răng, nguyên nhân là vì trong trà có Fluorochemical, có thể kiên cố chất phát sáng trong răng, đồng thời phòng ngừa sự hình thành của chất chua trong xoang miệng.

     

       Hóa chất hỗn hợp có trong trà cũng là thành phần hữu hiệu trong việc phòng ngừa sâu răng, có thể ngăn chặn chất đạm tạo ra chất chua và hình thành chất bẩn trong xoang miệng.

       Trong quá trình sản xuất, trà xanh không bị oxy hóa, vì thế hỗn hợp hóa chất trong trà xanh nhiều hơn hồng trà, nên về tác dụng ngừa sâu răng thì trà xanh là mạnh nhất. Để ngừa sâu răng, bảo vệ răng và ngăn ngừa bệnh xoang miệng, có thể dùng trà theo nhiều cách khác nhau, như: uống trà, dùng trà súc miệng, sử dụng các loại thực phẩm và thức uống chế biến từ trà... nhất là nên chú trọng việc dùng trà để thay thế cho những thức uống có vị ngọt dễ gây sâu răng.

       2. Uống trà lợi tiểu, giảm huyết áp

       Uống trà giúp lợi tiểu và cũng có thể giảm sưng, ức chế sự hấp thu của tiểu quản thận, kích thích trung khu vận động của huyết quản, trực tiếp giản mở tiểu quản thận, gia tăng độ lọc của thận, từ đó có tác dụng lợi tiểu.

       Ngoài ra, hóa chất hỗn hợp trong trà còn có tác dụng tốt trong việc giảm huyết áp, những bệnh nhân cao huyết áp rất thích hợp uống trà pha với lượng vừa phải.

       3. Uống trà giúp tan mỡ, giảm cân

       Cơ thể mập lên, chủ yếu là vì dưới da và gan tích tụ những vật chất có nhiều chất béo. Trà có công dụng giúp tiêu hóa tốt và làm tan mỡ, theo cách nói hiện nay, là có thể giúp ích trong việc giảm cân. Đó là vì chất caffeine trong trà có thể nâng cao lượng tiết ra của dịch dạ dày, giúp tiêu hóa nhanh, tăng cường năng lực phân giải mỡ thừa; những chất hỗn hợp vitamin trong trà thúc đẩy hóa oxy của mỡ, giảm bớt mỡ thừa trong cơ thể.


    Trà Phổ Nhĩ để lâu 40 năm

       Tuy uống trà có thể giảm cân, nhưng hiệu quả của nó thì mỗi người mỗi khác, mỗi người có sự thích ứng của riêng mình. Cách giảm cân căn bản nhất là ăn uống điều độ, tăng cường tập thể dục thể thao hàng ngày, nếu không, hiệu quả giảm cân từ việc uống trà cũng không bền vững.

       4. Uống trà phòng chống bệnh tim

       Hỗn hợp hóa chất trong trà có hiệu quả tăng cường độ đàn hồi của cơ tim, giảm lượng mỡ trung tính và chất cholesterol trong máu; vitamin C và P cũng có tác dụng xúc tiến việc bài tiết cholesterol. Caffeine, theophylline và pentoxifylline có trong trà kích thích tim một cách trực tiếp, mở rộng huyết quản, để máu có thể truyền vào tim một cách đầy đủ.

       5. Uống trà phòng chống bệnh ung thư

       Gần đây, các chuyên gia dinh dưỡng Trung Quốc và Nhật Bản phát hiện, hóa chất hỗn hợp trong trà có thể ức chế tác dụng của chất gây ung thư trong cơ thể con người. Ung thư dạ dày là bệnh gây tử vong cao nhất ở Nhật Bản, nhưng những người Nhật cư ngụ tại khu vực trồng cây trà lại ít bị ung thư dạ dày, vì họ có thói quen uống trà hàng ngày.

       Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh ung thư da, ung thư phổi, ung thư đường tiểu của người uống trà cũng giảm đáng kể so với người không uống trà.

       6. Uống trà giúp “kháng lão trường thọ”

       Sinh, lão, bệnh, tử là quy luật tự nhiên của nhân loại. Mạnh khỏe và trường thọ là ước nguyện của mọi người, hầu như ai cũng hy vọng sẽ có “tiên đơn” nào đó để có thể trường sinh bất lão, nhưng thế gian lại không có loại thuốc như thế. Song, uống trà lại có tác dụng chống lão hóa nhất định, rất nhiều tư liệu trên thế giới hiện nay đều chứng minh uống trà có lợi cho sức khỏe của con người.

     

       Trà có tác dụng chống lão hóa, là nhờ các chất vitamin và amino acids khác nhau, vì thế uống trà thường xuyên có thể phòng ngừa tình trạng thiếu vitamin A, C, và B...

       Uống trà một thời gian dài đặc biệt có ích cho việc phòng chống bệnh và kéo dài tuổi thọ ở người cao tuổi. Tại Nhật Bản, những người thích trà đạo thường có tuổi đời khá cao, và sắc mặt hồng hào, điều này có quan hệ mật thiết với việc uống trà thường xuyên của họ. Vì trà có tác dụng chống lão hóa, nên người Nhật rất coi trọng việc uống trà.

       7. Uống trà có thể tăng cường khả năng tình dục

       Trà chẳng những có ích cho sức khỏe, phòng chống một số bệnh, tất nhiên cũng có lợi cho việc tăng cường khả năng tình dục. Trong trà có chứa 20 – 30% hỗn hợp hóa chất, có thể ức chế và giết khuẩn, ngăn ngừa cơ quan sinh dục bị viêm. Một ví dụ nữa là hương vị trà có tác dụng hưng phấn thần kinh, chống mệt mỏi.

       Uống trà một cách khoa học

       Trà có thể giúp đầu óc tỉnh táo, nhưng trước khi uống trà chúng ta cũng nên tỉnh táo một chút. Ưu điểm của trà tất nhiên là rất nhiều, nhưng cũng như nhiều sự việc khác, trà không phải là hoàn mỹ, phải tùy theo thời gian, địa điểm và con người, đối với những vấn đề cụ thể phải giải quyết một cách cụ thể, không thể chỉ đề xướng việc uống trà thường xuyên, nhưng cũng không thể từ chối uống trà một cách đơn giản.

       Cần chú ý là, uống trà không phải thích hợp với tất cả mọi người, độ đậm nhạt và lượng của trà thì mỗi người đều có sự khác biệt. Vì thế, khi thưởng thức trà hãy nhớ sáu chữ “khoa học, cẩn thận, đúng lượng”.

     

       Những việc cần lưu ý khi uống trà

       1. Trẻ em uống trà phải có liều lượng

       Trà và nước đều có ích cho trẻ em, nhưng điều quan trọng là phải có liều lượng nhất định. Mỗi ngày không uống quá 2 – 3 ly (mỗi ly dùng khoảng 0.5 – 2 gr trà), uống vào buổi sáng, trà chỉ cần pha thanh đạm và uống khi còn ấm. Các bạn nhỏ thích hợp uống trà thanh đạm để bổ sung vitamin, đản bạch chất, đường và chất Fluoride cho cơ thể. Trà còn có thể chống chứng biếng ăn, tốt cho việc tiêu hóa; giúp các em thanh nhiệt cơ thể. Hàm lượng Fluoride trong trà khá cao, cho trẻ uống với liều lượng thích hợp, khuyến khích thói quen dùng trà súc miệng, không chỉ giúp chắc xương mà còn có thể ngừa sâu răng.

       Trẻ em uống trà nhất định không thể quá lượng, những em càng nhỏ càng nên lưu ý. Uống nhiều nước trà sẽ làm cho lượng nước trong cơ thể các em tăng lên, gia tăng gánh nặng cho tim và thận. Uống trà quá đậm, sẽ làm cho trẻ hưng phấn thái quá, nhịp đập của tim tăng nhanh, dẫn đến mất ngủ. Thời gian pha trà cũng không nên quá lâu, vì trà ngâm quá lâu sẽ tan ra chất Tannic Acid, có thể kết hợp với đản bạch chất trong thức ăn để hình thành Tannic Acid đản bạch và đông cứng lại, như thế sẽ ảnh hưởng sự tiêu hóa và hấp thu, làm cho sự thèm ăn của các em bị giảm đáng kể.

        Còn một điều nhất định phải nhấn mạnh là không nên cho trẻ sơ sinh uống trà, vì chất Tannic Acid trong trà có thể hợp cùng chất sắt, biến thành chất muối sắt Tannic Acid không tan trong đường ruột, cơ thể không hấp thu được. Vì sự hấp thu của sắt bị ảnh hưởng, làm cho lượng dự trữ của sắt bị giảm, lâu dần sẽ xảy ra tình trạng thiếu máu.

       2. Người cao tuổi chỉ nên thưởng thức trà

       Thưởng thức trà từ lâu đã trở thành một thú vui của người cao tuổi, uống trà một cách thích hợp thì có lợi cho sức khỏe, đối với các bậc cao niên uống trà chỉ nên chú trọng việc thưởng thức, quá lượng sẽ có hại.

     

       Người cao tuổi uống trà phải có sự cân nhắc kỹ càng. Những người có bệnh tim, thận, chức năng của dạ dày và đường ruột rối loạn nghiêm trọng, khi uống trà phải cẩn trọng, không thể uống một cách tùy tiện. Bệnh nhân thiếu máu và cơ tim bị tắc nghẽn nên uống trà xanh, người cao tuổi bị tháo dạ không nên uống hồng trà, ngược lại, những người cao tuổi thể chất yếu thì nên uống hồng trà.

       Người cao tuổi không thích hợp uống trà pha đậm đặc, vì chất caffeine sẽ gây hưng phấn quá mức, dẫn đến mất ngủ, tim đập nhanh, nhịp tim không đều. Người cao tuổi mắc bệnh tim, phổi và cao huyết áp khi uống trà càng nên pha nhạt và chỉ nên uống ít.

       Tùy theo sự chồng chất của tuổi tác, chức năng tim và phổi của người già bị thoái giảm, nếu uống nhiều trà trong một thời gian ngắn, lượng nước được đưa vào hệ tuần hoàn máu của cơ thể quá nhiều, sẽ làm cho lượng máu gia tăng, thêm gánh nặng cho tim, thậm chí xuất hiện triệu chứng đau ngực, khó thở.

     
                      Trà đen                                     Trà Ô Long                                                      

       Người cao tuổi chỉ cần uống trà pha thanh đạm và dùng khi ấm thì sẽ có lợi cho sức khỏe.

       3. Người ăn chay và người gầy không nên thường xuyên uống trà

       Tuy rằng xuất xứ của việc uống trà có quan hệ mật thiết với các tăng lữ, nhưng những người ăn chay rất dễ mắc chứng thiếu chất sắt và đản bạch chất, có báo cáo khoa học cho rằng, người ăn chay uống trà thường xuyên càng dễ bị bệnh thiếu máu và chứng thiếu sắt.

       Một trong những lợi ích của việc uống trà thường xuyên là ức chế mỡ tích tụ trong cơ thể, có hiệu quả trong việc phòng chống béo phì, nhưng hỗn hợp hóa chất trong trà sẽ ngăn cản cơ thể hấp thu đản bạch chất, vì thế uống trà lâu dài rất dễ dẫn đến trở ngại trong việc hấp thu đản bạch chất, đồng thời cũng ức chế sự hấp thu của cơ thể đối với chất calcium và vitamin B. Vì thế, người mà cơ thể quá gầy hoặc có thói quen ăn uống thiếu đản bạch chất, tốt nhất hãy tránh việc uống trà thường xuyên và quá lượng.

       4. Uống trà đậm lâu ngày sẽ dẫn đến loãng xương khi về già

       Vì hàm lượng caffeine trong trà có thể ngăn chặn sự hấp thụ của đường dẫn tiêu hóa đối với chất calcium và làm gia tăng lượng calcium bài tiết theo đường nước tiểu, như thế chất calcium sẽ bị mất đi trong xương mà còn không được bổ sung, dẫn đến bị loãng xương.

     

       Những trường hợp nên uống trà

       1. Sau khi thức dậy nên uống một tách trà thanh đạm

       Vì sau một đêm dài cơ thể đã tiêu hao một lượng nước đáng kể, uống một tách trà thanh đạm vào buổi sáng, không những kịp thời bổ sung lượng nước mà còn có thể hạ huyết áp. Nhất là người cao tuổi, sau khi thức dậy vào sáng sớm, uống một tách trà thanh đạm, sẽ có lợi cho sức khỏe. Lý do phải pha trà thanh đạm, là để tránh màng lót dạ dày bị tổn hại.

     
                   Trà Phổ Nhĩ                                  Trà xanh

       2. Sau khi ăn nhiều dầu mỡ nên uống trà

       Đản bạch chất trong những thức ăn nhiều dầu mỡ thường rất phong phú, thời gian tiêu hóa chậm khoảng bốn tiếng đồng hồ, vì thế sau khi ăn sẽ không thấy đói. Thức ăn tồn tại quá lâu trong dạ dày, sẽ làm cho chúng ta cảm thấy khát nước. Lúc này uống trà đậm sẽ có lợi trong việc nhanh chóng đưa thức ăn vào đường ruột, làm cho dạ dày dễ chịu hơn. Nên uống trà nóng và không quá nhiều, nếu không sẽ làm loãng dịch dạ dày, ảnh hưởng đến tiêu hóa.

       3. Sau khi ăn mặn nên uống trà

       Ăn mặn không có lợi cho sức khỏe, nên nhanh chóng uống trà để lợi tiểu, bài tiết lượng muối dư thừa. Uống trà, nhất là loại trà xanh có hàm lượng catechins cao, có thể ức chế sự hình thành những chất dẫn đến ung thư, tăng cường khả năng miễn dịch.

       4. Sau khi ra nhiều mồ hôi nên uống trà

       Lao động thể lực quá sức và làm việc trong nhiệt độ cao, sẽ tiết ra lượng mồ hôi rất lớn, lúc này uống trà có thể nhanh chóng bổ sung lượng nước cho cơ thể, giảm nồng độ của máu và sự đau nhói của bắp thịt, từng bước loại trừ cảm giác mệt mỏi.

       5. Làm việc trong hoàn cảnh bức xạ nên uống trà

       Công nhân khai thác quặng mỏ, bác sĩ y tá làm việc trong bộ phận chụp X quang, người làm việc thường xuyên trước máy tính hay ngồi xem tivi trong một thời gian dài và những ai làm việc với máy photocopy nên uống trà. Vì những công việc trên ít nhiều bị tác dụng bức xạ, trà có tác dụng chống bức xạ nhất định, uống trà thường xuyên có lợi trong việc phòng hộ.

       6. Những người làm việc về khuya và lao động trí óc nên uống trà

       Trong trà có caffeine, giúp cho đầu óc tỉnh táo, vì thế nhà văn, học giả và người hoạt động trí óc vào ban đêm nên uống trà, sẽ có lợi cho hoạt động tư duy, tăng cường trí nhớ, nâng cao hiệu quả công việc.


    Khương Văn và Triệu Vy trong phim Trà xanh

       7. Ca sĩ và người thuyết trình nên uống trà

       Làm việc một thời gian dài với cổ họng của mình, nên nhấp những ngụm trà để dưỡng cổ họng và thanh quản, cũng có thể phòng chống bị khàn giọng và xảy ra tình trạng viêm họng.

       8. Người hút thuốc nên uống trà

       Người hút thuốc nên thường xuyên uống trà, chủ yếu có bốn lợi ích:

       (1) Giảm nguy cơ bị ung thư do hút thuốc: Hàm lượng catechins trong trà có thể ức chế chất Freeradical do thuốc lá gây ra, phòng ngừa khối u.

       (2) Có thể giảm nhẹ ô nhiễm bức xạ do hút thuốc: Chất catechins và lipoxygenase trong trà có thể giảm nhẹ sự gây hại của bức xạ đối với cơ thể con người, có tác dụng bảo vệ chức năng tạo máu. Kết quả của những lần thí nghiệm cho thấy, dùng trà để trị bệnh bức xạ nhẹ do phóng xạ gây ra hiệu quả của nó đạt đến 90%.

       (3) Phòng chống bạch nội chướng phát sinh do hút thuốc: Hút thuốc là kẻ thù lớn trong việc làm tổn hại mắt, thúc đẩy phát sinh bạch nội chướng. Carrotere trong trà cao hơn gấp nhiều lần so với rau cải và trái cây thông thường, Carrotere không chỉ có tác dụng phòng chống bạch nội chướng và bảo vệ mắt, đồng thời còn có thể ngừa ung thư, giải độc thuốc lá.

       (4) Bổ sung vitamin C bị tiêu hao khi hút thuốc: Vitamin C trong trà khá phong phú, nhất là trà xanh, người hút thuốc uống trà xanh có thể hấp thu lượng vitamin C thích hợp, đặc biệt là khi bạn kiên trì dùng trà xanh, hoàn toàn có thể bổ sung sự thiếu hụt vitamin C do hút thuốc gây ra, duy trì được trạng thái cân bằng, loại trừ chất Freeradical, tăng cường khả năng đề kháng của cơ thể.

       9. Người bị bệnh tiểu đường nên thường xuyên uống trà

       Triệu chứng của bệnh tiểu đường là đường huyết quá cao, khát nước, mất sức. Uống trà có thể hạ đường huyết một cách hiệu quả, có tác dụng giải khát và tăng cường thể lực. Bệnh nhân thông thường nên uống trà xanh, lượng trà có thể tăng dần một ít và pha uống mấy lần trong một ngày.

       10. Khi tháo dạ (tiêu chảy) nên uống trà

       Tháo dạ rất dễ làm cho cơ thể thiếu nước, uống nhiều trà đậm, hóa chất hỗn hợp trong trà có thể kích thích màng lót dạ dày, giúp hấp thu lượng nước nhanh hơn so với uống nước thông thường, nhằm nhanh chóng bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể.

    SONG MỘC

--> Read more..

"Thứ nhất thế Đức gan gà, thứ nhì Lưu Bội, thứ ba Mạnh thần"

    Nhân dịp Anh Bu còm trong bài "Bình minh nhất

    trản trà!"- "Thứ nhất thế Đức gan gà, thứ nhì

    Lưu Bội, thứ ba Mạnh thần"

    Tôi không dành lắm về các loại ấm trà tiến vua!

    Quyết tâm tìm hiểu, sưu tầm cùng Anh Bu, CG

    TTM và các Bạn tham khảo.

    Tìm hiểu 3 hiệu ấm trà Thế Đức, Lưu Bội và

    Mạnh Thần

    P12-13-456-1

    P12-13-456-2

    Ấm Mạnh Thần

    Đầu tiên cần xác định, đây không phải là thành

    ngữ điển tích của người Trung Hoa, mà là câu

    thiệu bằng thơ lục bát cho dễ nhớ của các cụ ta

    (V.N) ngày xưa, vì vậy “vai vế” thứ nhất, thứ

    nhì, thứ ba trong câu chỉ là tượng trưng, xếp

    theo vần điệu cho dễ nhớ chứ không phải thứ

    hạng.

    Lịch sử và xuất xứ của 3 loại ấm Thế Đức, Lưu

    Bội và Mạnh Thần

    A. Ấm Mạnh Thần

    Trong 3 hiệu Thế Đức, Lưu Bội và Mạnh Thần,

    ấm Mạnh Thần có niên đại lâu đời nhất, tác giả

    là Huệ Mạnh Thần ở Kinh Khê, Nghi Hưng,

    Giang Tô, không rõ năm sinh năm mất. Đại khái

    thời của ông là vào buổi cuối Minh đầu Thanh,

    khoảng từ đời Thiên Khải (1621-1627) vị vua áp

    chót của nhà Minh tới đời Khang Hy

    (1662-1722) nhà Thanh. Hiện nay tại Thính

    Tuyền Sơn Quán ở Trung Quốc còn giữ một ấm

    trà làm bằng đất sét trắng, lạc khoản (tên hiệu,

    niên hiệu đề dưới trôn đồ gốm sứ) ghi 11 chữ

    “Thiên Khải Đinh Mão niên Kinh Khê Huệ

    Mạnh Thần chế”, từ đó phần nào làm sáng tỏ

    đối với họ tên, nguyên quán và thời đại sinh

    sống của ông.

    P12-13-456-3


    Ấm Tử Sa Mạnh Thần “Kinh Khê Huệ Mạnh

    Thần chế”

    Hai chữ Kinh Khê trong lạc khoản là chỉ

    nguyên quán, nguồn gốc như sau: Nghi Hưng

    thời xưa gọi là Kinh Ấp, đến năm Ung Chính

    thứ 3 đời Thanh, tách làm hai huyện Nghi

    Hưng và Kinh Khê, năm 1912 thời Dân quốc đã

    nhập hai huyện làm một huyện Nghi Hưng,

    Kinh Khê trở thành thị trấn. Năm 1983 Nghi

    Hưng thuộc thành phố Vô Tích, năm 1988 xóa

    bỏ huyện Nghi Hưng, thành lập thành phố Nghi

    Hưng (thành phố cấp huyện) đến nay.

    Tay nghề làm ấm Tử Sa của Huệ Mạnh Thần

    rất xuất chúng, mang đậm phong cách riêng, tác

    phẩm của ông ấm nhỏ nhiều, ấm cỡ trung bình

    ít, ấm lớn hiếm nhất. Ấm lớn thì kiểu dáng đơn

    giãn mộc mạc, loại ấm nhỏ lại cực kỳ tinh xảo,

    tạo hình của ấm có dáng tròn, dáng dẹt, có thân

    cao, bụng tròn, hình trái lê hay trái quýt…

    Mỗi chiếc ấm Tử Sa do Huệ Mạnh Thần làm ra

    đều là một tác phẩm nghệ thuật, hình dáng

    thanh bai cân đối, đường nét uyển chuyển, thân

    ấm sáng bóng, cốt mỏng tinh xảo, nhất là phần

    vòi, dù dài hay ngắn đều rất chắc chắn, rót trà

    nước chảy thông, không nghẽn không đọng giọt.

    Những chiếc ấm nhỏ xinh xắn của ông rất thích

    hợp trào lưu uống trà kungfu lúc bấy giờ, còn

    loại ấm hình trái lê thì được xuất khẩu sang

    nhiều nước châu Âu, có ảnh hưởng rất lớn đối

    với công nghệ làm ấm sứ thời kỳ đầu của châu

    Âu vào thế kỷ 17.

    P12-13-456-4

    Ấm Mạnh Thần dáng trái lê xuất khẩu sang châu Âu thế kỷ 17

    Ngoài việc coi trọng sự tiện lợi cho người sử

    dụng và đề cao nét chất phác giản dị của thân

    ấm, ông còn đặc biệt quan tâm việc khắc chữ,

    viết thư pháp trên ấm. Những chiếc ấm do chính

    tay Huệ Mạnh Thần làm ra thường đề: “Kinh

    Khê Huệ Mạnh Thần chế”, “Văn Hạnh quán

    Mạnh Thần chế”, “Huệ Mạnh Thần chế” hoặc

    “Mạnh Thần chế”. Có một số ấm trên thân có

    đề năm chế tác hoặc những câu thư pháp nhiều

    hơn 10 chữ, nội dung mang ý nghĩa tốt lành.

    Thời kỳ đầu ấm của ông khắc chữ bằng dao tre,

    về sau mới kết hợp in bằng con dấu làm sẵn.

    Theo các nhà sưu tầm ấm Tử Sa có kinh

    nghiệm, sản phẩm tuyệt hảo nhất của Huệ

    Mạnh Thần là những chiếc ấm có đóng dấu

    “Vĩnh Lâm” phía trong nắp.

    B. Ấm Thế Đức

    Ấm Thế Đức còn gọi là ấm Tích Bao, là loại ấm

    trà xuất hiện vào những năm Gia Khánh và Đạo

    Quang đời Thanh (1796-1850), do những danh

    gia chế tạo ấm, sau đó được các văn nhân vẽ

    tranh, viết thư pháp, đề thơ. Ấm làm bằng đất

    Tử sa, thân bọc thiếc. Núm nắp, quai, vòi được

    tô điểm bằng cách khảm ngọc, chạm trỗ tinh vi,

    rất được giới văn nhân tao nhã yêu thích.

    P12-13-456-6

    Ấm Tích Bao

    Chu Kiên (1772-1830) tự Thạch Mai, hiệu

    Thạch My, quê ở Thiệu Hưng, Chiết Giang, có

    sở trường giám định và am hiểu kỹ thuật vẽ

    tranh trên gốm sứ. Thời đó đang thịnh hành

    dùng hai loại ấm Tử Sa và Tích Bao để uống

    trà, Chu Kiên chính là người hợp nhất hai loại

    ấm này, ông mua những ấm trà của Dương

    Bành Niên về khảm ngọc lên quai, vòi, nắp và

    thân ấm, làm thành ấm “Tử Sa Tích Bao”.

    Ngoài Chu Kiên, thời đó có nhiều nghệ nhân Tử

    Sa khác cũng chế tác ấm Tích Bao cung cấp cho

    thị trường đang rất “nóng”, đặc biệt là Dương

    Bành Niên, hiện nay nhiều nhà sưu tập còn cất

    giữ những chiếc ấm Tích Bao rất quý của ông.

    P12-13-456-8

    Ấm Tích Bao của Dương Bành Niên

    P12-13-456-9

    Ấm Tích Bao của Chu Kiên hiệu đề “Thế Đức Đường”

    Ảnh trên là chiếc ấm Tích Bao cao 10,5cm,

    dạng hình học, nắp bằng, vòi thẳng, cốt làm

    bằng đất tử sa, bên ngoài bọc thiếc, vòi, quai,

    núm nắp ấm đều có khảm ngọc. Trên lớp thiếc

    bọc ngoài thân ấm một bên vẽ tranh sơn thủy,

    nhà cửa, cây cối, ghềnh đá, núi non chập trùng.

    Một bên có khắc chữ và dấu ấn, trải qua hàng

    trăm năm lớp thiếc bọc ấm bị ăn mòn, chỉ còn

    đọc được bốn chữ không liền mạch và không đủ

    câu: “Thạch Mai…Tuyền Hỏa…”, dưới đáy ấm

    có dấu lạc khoản hình vuông, khắc chữ “Thế

    Đức Đường”. Có thể khẳng định đây là chiếc

    ấm Tích Bao của Chu Kiên, làm cho Thế Đức

    Đường vào những năm Đạo Quang nhà Thanh.

    P12-13-456-5

    Ấm Tích Bao

    the_duc_lac_khoan

    the_duc_lac_khoan

    Cái tên Thế Đức Đường bao hàm ý nghĩa đời

    đời công nhận đức hạnh của tổ tiên và gia tộc

    họ Tào ở thị trấn cổ Tô Châu, tòa nhà lớn này

    xây dựng vào đời Đạo Quang, hai mặt trước sau

    có 5 cổng lớn, tổng cộng 69 phòng ốc. Năm

    Quang Tự 32 đời Thanh (1906), tòa nhà được

    cải tạo, xây dựng lại, những bức tường bao

    quanh tòa nhà trở thành 6 cửa hiệu mặt tiền,

    phía trước là cửa hàng buôn bán sầm uất, phía

    sau là phố phường nhộn nhịp, bán đủ loại mặt

    hàng, nổi tiếng gần xa với sản phẩm rượu Bản

    Thiệu (Thiệu Hưng) và nước tương Bạch

    Nguyên. Về sau con cháu họ Tào tiếp tục phát

    triển ngành nghề kinh doanh, trong đó có cả

    mặt hàng gốm sứ, ấm Tử Sa, ấm Tích Bao… tuy

    không tự mình làm ra sản phẩm, nhưng họ đặt

    lò sản xuất rồi bao tiêu, vì vậy mà sản phẩm đề

    hiệu “Thế Đức” hay “Thế Đức Đường”.

    P12-13-456-10

    Ấm Tích Bao (chữ “tích” nghĩa tiếng Việt là “thiếc”)

    Vào những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20

    loại ấm Tích Bao này được làm giả và xuất

    khẩu rất nhiều sang các nước Đông Nam Á,

    trong đó có Việt Nam. Tới đây, chúng ta có một

    phát hiện thú vị: Tên gọi của loại ấm này là

    “Tích Bao hồ”, dịch sang tiếng Việt là “bình

    Tích Bao” (1), điều này giải thích vì sao người

    Việt, đặc biệt ở Nam bộ, gọi chung các loại ấm

    trà bằng cái tên rất phổ biến: “bình tích”, “ấm tích”.

    C. Ấm Lưu Bội

    3c

    3b

    Lạc khoản “Thiệu Cảnh Nam chế”

    Thiệu Cảnh Nam (1796-1874) là một danh gia

    chế tác ấm Tử Sa dưới triều Đạo Quang, hiệu

    Lưu Bội chủ nhân, cùng thời với các nghệ nhân

    Tử Sa tên tuổi: Thiệu Đại Hanh, Huỳnh Ngọc

    Lân, Phùng Thể Hà, Thiệu Nhị Tuyền, Du

    Quốc Lượng…ông nổi tiếng làm ra chiếc ấm

    nhỏ gọi là Zhuni (Chu nê – bùn đỏ).

    P12-13-456-11

    Ấm Zhuni Lưu Bội, dưới đáy khắc chữ “Thiệu Cảnh Nam ấn”

    Chiếc ấm Zhuni trong ảnh trên thân cao 6,8cm,

    chiều ngang đo từ quai đến miệng bình 12,2cm,

    đáy bằng phẳng, thân tròn. Nắp ấm hơi lồi, núm

    tròn, tương ứng với nắp và thân ấm. Vòi ấm hơi

    cong và hướng nhẹ lên trên, quai ấm có hình

    dáng như vành tai, nhằm tạo hiệu quả hài hòa

    về mặt thị giác cho người dùng, điều này chứng

    tỏ người làm ra chiếc ấm có ý tưởng sáng tạo rất

    tinh tế. Trên thân ấm, tác giả dùng dao tre khắc

    hai câu thơ “Hồ trung nhật nguyệt trường/ Sơn

    dung vô y dạng”, ý nói “Việc thưởng trà có thể

    quên cả thời gian”, bên cạnh ký Lưu Bội, dưới

    đáy ấm có khắc dấu “Thiệu Cảnh Nam ấn”

    bằng thể chữ Lệ thư.

    P12-13-456-12

    Ấm Lưu Bội

    P12-13-456-13

    Ấm Lưu Bội (giả cổ) làm riêng cho thị trường Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20

    Từ tay nghề đến tạo hình chiếc ấm, hay cách tô

    điểm trên thân ấm, cho thấy đây là một chế

    phẩm thượng hạng. Ngoài ấm Zhuni, Thiệu

    Cảnh Nam còn làm một loại ấm tương tự,

    nhưng trên nắp ấm có thêm một đường viền tinh

    xảo, thân ấm cũng dùng dao tre khắc hai câu

    thơ “Kim ba sơ phiếm thể/ Ngọc vũ sạ sinh huy”

    (Mặt trăng vừa ló dạng, bầu trời liền ngời sáng),

    ký Lưu Bội, đáy ấm khắc dấu triện “Thiệu Cảnh

    Nam”. Cách thức tạo ấm và kiểu thư pháp của

    hai loại ấm này chính là phong cách đặc trưng

    của tác giả, có thể dùng làm căn cứ khi giám

    định ấm Lưu Bội thật và giả.

    ______

    (1) “Tích Bao hồ” dịch sát nghĩa là “bình bọc thiếc”, Tích Bao là tiếng Hán Việt, cũng như người Việt gọi ấm Tử Sa chứ không gọi “ấm Cát tím”.

    SONG MỘC

    Đăng lại từ báo Đất Mũi Cuối tuần


--> Read more..

Người xưa coi trà như lẽ sống, người nay cũng lấy trà làm bạn tri âm.

Một người bạn hiền, một khung cảnh ấm áp, thư thái, nâng chén trà ngon, cho nhau một chút tình đời, ý đạo, còn gì thú vị hơn! trà còn đem lại sự an lạc, thư giãn sau những giờ phút lao động mệt nhọc, căng thẳng. Uống trà để lấy lại thăng bằng tâm lý, cơ hội thưởng thức một thú vui, là nghệ thuật giữ cho tâm hồn thanh cao, an tĩnh.

Các cụ ta từng có cái nhìn tinh tế “nhất thủy - nhì trà - tam bôi - tứ bình - ngũ quần anh”. Để có chén trà ngon, loại trà chỉ xếp vào hàng thứ hai, mà quan trọng hàng đầu là nước pha trà, phải là nước tuyết tan, nước mưa hứng giữa trời, nước suối thiên nhiên, hoặc nước giếng sâu. Cách đun nước cũng kén chọn. Không đun nước bằng củi, bằng dầu, mà phải đun bằng than để không làm mất đi mùi vị của trà. Cũng không đun nước sôi sùng sục, mà chỉ sôi sủi tăm, sôi đầu nhang, nhiệt độ khoảng trên 80C, để trà không bị mất mùi, không bị cháy khê. Quan trọng thứ ba, là chỉ uống trà bằng chén nhỏ (chén hạt mít, chén mắt trâu), và trước khi rót trà cần tráng chén bằng nước sôi để làm nóng và sạch chén. Ấm pha trà đứng hạng thứ tư.
 Tùy vào số lượng người thưởng thức trà mà chọn kiểu bình, kiểu ấm khác nhau, độc ẩm, song ẩm, hay quần ẩm. Ấm đã được làm nóng, nhưng cũng cần rửa trà bằng một ít nước sôi, gọi là “tráng”, sau đó đổ đi cho nước mới vào để trà nở đều và đậm hương vị.
 Phong cách mời trà của người Việt cũng khá công phu. Sau khi tráng chén bằng nước sôi cho sạch và giữ nhiệt, người ta xếp các chén vào sát nhau thành một vòng tròn. Đó là thể hiện sự gắn bó giữa con người với nhau, thể hiện tình làng nghĩa xóm, cũng như mong ước cuộc sống viên mãn, đầy đủ. Khi rót trà theo hình tròn, mỗi chén rót một chút, từ đầu đến cuối, rồi vòng ngược lại. Rót như thế làm cho chén trà nào cũng đậm nhạt như nhau, thể hiện sự bình đẳng giữa chủ và khách trong hưởng thụ tinh túy của thiên nhiên, trong quan hệ xã hội, thể hiện ý nghĩa cái đạo của trà Việt.

Trong tất cả các thức uống, có thể nói uống trà được xem là nghệ thuật tinh tế nhất. Cùng một đồi chè, nhưng chè hướng Đông bao giờ cũng ngon hơn chè hướng Tây, bởi chè hướng Đông được đón nhận những tia nắng mặt trời buổi sớm. Hơn nữa, vườn chè cũng theo bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông mà có hương vị khác nhau.
 Tuyệt hảo là chè Xuân, còn gọi là chè tiền minh (trước tiết thanh minh). Khi cái giá rét của mùa Đông vừa qua đi, những tia nắng ấm đầu tiên của mùa Xuân vừa ló rạng, thì những đọt non cũng bừng nhú trên những cành chè mảnh mai. Thứ đọt non ấy nếu hái lúc tinh mơ, khi cả đồi chè còn chìm trong sương, rồi đem về “sao suốt” thì hương thơm ngào ngạt như chõ xôi nếp cái, vị ngọt về sau bền vấn vít mãi trong cổ họng như ngậm đường phèn. Các cụ bảo “uống một tách trà, đi xa vạn dặm” là vậy.

Kỳ công nhất là cách thưởng thức trà sen Hồ Tây của người Hà Nội và trà cung đình Huế. Uống trà sen đúng cách là ngồi trên sập gỗ, dưới mái hiên, giữa đầm sen bát ngát. Ngày nay, giữa chốn phồn hoa náo nhiệt, người Hà Nội vẫn tìm được chốn thanh bình, đặc biệt khi mùa sen nở, nhiều người rủ nhau lên Hồ Tây uống chè sen sớm. Từ sáng tinh mơ đã có mấy chiếc thuyền nhỏ thoắt ẩn thoắt hiện giữa đầm sen, tinh nhanh tìm kiếm những búp sen “hé miệng sáo” lấp ló sau những tấm lá rộng. Phải hái nhanh, nhẹ nhàng thì búp sen mới không nhàu nát.

Độc đáo là cách ướp ngay tại đầm sen. Khi hoàng hôn rải nắng vàng lên mặt hồ, người ta chèo thuyền chọn những bông sen chớm nở, lén bỏ vào một nhúm trà nhỏ. Sớm hôm sau khi bình minh chưa hé rạng, người ta ra hái bông sen vừa ướp về. Ấm trà không chỉ có chè ướp trong sen, mà còn có cả tua sen và gương sen. Trà sen ngon phải qua nhiều công đoạn ướp sấy cầu kỳ. Một ấm trà sen có thể uống hàng chục tuần trà. Uống trà sen sáng sớm là thú chơi tao nhã của người Hà Nội. Chẳng thế mà có câu “bán dạ tam bôi tửu, bình minh nhất trản trà” (nửa đêm nhấm nháp ba chung rượu, sáng sớm nhâm nhi một chén trà) và “rượu ngâm nga, trà liền tay”.

Thú vị hơn nữa khi thưởng thức loại trà hoa nghệ thuật, bỗng thấy một bông hoa nở bung trong ấm trà, trà độc đáo ghép với các loại hoa hồng, nhài, sen, cúc, mẫu đơn… Chế biến hoàn toàn làm thủ công.

Sau khi khử bớt vị chát của chè, người ta tỉ mỉ xoắn từng búp chè rồi ghép lại thành bông hoa, mỗi bông chừng 3 - 3,5g, vừa đủ pha một ấm. Toàn bộ nguyên liệu đều từ tự nhiên, búp chè hảo hạng cao cấp, dây buộc ghép từng búp chè cũng bằng cỏ mần trầu có tác dụng chữa bệnh. Tùy yêu cầu của khách, có thể ghép chè với các loại hoa rồi ướp hương, tẩm sấy 3 lần cho búp khô, hòa quyện với hương hoa mà vẫn giữ được màu sắc tự nhiên của loại hoa. Cầu kỳ như thế, nên người thợ giỏi cũng chỉ làm được 20-25 búp trà nghệ thuật trong mỗi ca 8 tiếng đồng hồ. Mặc dù giá 1 kg trà hoa nghệ thuật trên 10 triệu đồng, nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầu rất lớn của khách trong và ngoài nước, nhất là khách sành trà đến từ Nhật Bản, Trung Quốc...

--> Read more..

Bình minh nhất trản trà!

    Không phải ngẫu nhiên mà trong tất cả

    các thức uống của cõi nhân sinh này, trà

    được xem là nghệ thuật tinh vi nhất

    img148
    1. Này nhé, cũng một đồi trà, nhưng trà

     hướng Đông (Đông pha) bao giờ cũng

    ngon hơn trà hướng Tây (Tây pha). Bởi cây

    trà hướng Đông đón nhận những tia nắng

    mặt trời buổi sớm nên phản ứng sinh

    trưởng khác với cây trà hướng Tây. Lại nữa,
     
    cũng một vườn trà nhưng bốn mùa xuân
    ,
     hạ, thu, đông là bốn mùa trà với bốn mùa

     hương vị. Tuyệt hảo nhất là trà Tiền minh

     (trước tiết Thanh minh). Khi cái giá rét của

     mùa đông vừa qua đi, những tia nắng ấm

     đầu tiên của mùa xuân vừa ló rạng thì

    những đọt non cũng bừng nhú trên những

    cành chè khẳng khiu. Thứ đọt non ấy nếu

     hái lúc sớm tinh mơ, khi cả đồi chè còn

     chìm trong sương, rồi đem về “sao suốt”

     trên chảo gang, thì hương thơm ngào ngạt

    như chõ xôi nếp cái, hậu vị ngọt bền vấn vít

    mãi trong cổ họng như ngậm đường phèn.

     Các cụ bảo: “Uống một tách trà, đi xa vạn

    dặm” là vậy. Loại trà ấy, thời xưa, chuyên

    dùng để tiến vua. Những thiếu nữ đồng trinh

    với đôi tay mềm mại dùng móng tay dài khẽ

    khàng bấm từng đọt non trên cùng của búp

    trà. Da thịt không được chạm vào bởi họ sợ

    dường như sức nóng của cơ thể, mùi của

    thịt da, sẽ làm lệch lạc đi hương vị của trà.

    Khi búp trà được sao khô trên chảo gang

    dưới bàn tay chai dày của những nghệ

    nhân nức tiếng, sẽ cong như lưỡi con chim

    sẻ nên còn gọi là trà Tước thiệt (lưỡi chim

    sẻ). Tôi đọc sách “Dư địa chí” của Nguyễn

    Trãi, thấy ghi danh trà hảo hạng này được

    sản xuất ở vùng Châu Sa Bôi, tức Quảng Trị

    ngày nay. Rất tiếc, nghệ thuật sao chế trà

    Tước thiệt nay đã thất truyền. Vả lại, dẫu

    bây giờ, ai đó có kỳ công làm được loại trà

    tiến vua ấy, thì không hiểu giá tiền một

    ki-lô-gam sẽ là bao nhiêu? Và khách ẩm

    thủy thời Lipton, Dimah có đủ trình độ mà

    thưởng thức?
    img147

    2.Người Việt ta dường như mở mắt chào

    đời đã thấy trà, uống trà trọn đời và đến khi

    về cõi thiên cổ, vẫn được tẩm liệm với trà.

    Có điều, trong suốt lịch sử uống trà hàng

    ngàn năm, Việt Nam không có một truyền kỳ

    nào về trà. Điều này cũng dễ lý giải bởi tâm

    hồn người Việt bình dị, chân chất. Song

    điều đó không có nghĩa là chúng ta xuề xoà,

    thô vụng trong nghệ thuật chế biến, sao tẩm

    trà. Các ông Tây, bà Tàu không ít lần nức

    nỏm, xuýt xoa trước nghệ thuật ướp trà sen

    cầu kỳ, tinh tế của những nghệ nhân Hà

    Nội. Cần phải nói ngay rằng, trong nghệ

    thuật ướp trà sen, trà mạn hảo được ưa

    chuộng nhất. Đó là trà Tuyết Shan cổ thụ

    vùng mạn ngược Hà Giang, mọc tự nhiên

    trên những dãy núi cao từ 800 – 1300m

    quanh năm sương phủ. Để chống chọi với

    khí hậu khắc nghiệt, những búp trà phải

    gồng sức vươn lên đón nhận từng giọt nắng

    mặt trời. Chính cuộc chống trả quyết liệt cho

    sự sinh tồn ấy đã tạo cho trà Tuyết Shan

    một hương vị đặc biệt, khiến những người

    sành trà luôn săn tìm, yêu thích. Các nghệ

    nhân trà Hà Nội trân trọng, nâng niu như

    một báu vật. Họ chọn lựa những búp trà

    non, những lá trà bánh tẻ. Cuống và lá trà

    già bị loại bỏ rồi rửa sạch, cho vào chõ đồ

    chín. Sau khi phơi khô, họ cho trà vào chum

    (vại), trên phủ một lớp lá chuối khô, ủ từ…

    3- 4 năm cho trà phong hóa bớt chất chát,

    có độ xốp như giấy bản mà hương vị đặc

    trưng của trà vẫn lưu giữ.

    Khi ướp, người ta rải một lớp trà rồi một lớp

    gạo sen mỏng, rồi lại một lớp trà, một lớp

    gạo sen. Cứ thế cho đến khi hết trà. Sau

    cùng, phủ một lớp giấy bản. Thời gian ướp

    tùy thuộc vào độ ẩm của gạo sen nhiều hay

    ít, thường từ 18 – 24 giờ. Sau đó, đem sàng

    để loại bỏ những hạt gạo sen. Sàng loại

    xong, trà được đóng vào những chiếc túi

    làm bằng giấy chống ẩm để giữ lấy cả

    hương sen lẫn hương trà rồi sấy cho đến

    khi cánh trà khô, hương sen quyện, thì bỏ

    ra. Lại ướp một lần sen thứ hai, thứ ba,

    thậm chí thứ tư, thứ năm tùy thuộc vào sở

    thích của người thưởng trà đậm hay nhạt.

    Càng ướp nhiều lần thì hương sen càng

    quyện vào cánh trà, trà càng thơm. Trung

    bình, mỗi cân trà ướp cần từ 1000 – 1200

    bông sen. Cho nên, không phải ngẫu nhiên,

    mỗi cân trà sen được đổi bằng 2 – 3 chỉ

    vàng mà người sành trà vẫn nao nức lùng

    mua bằng được.


    Bình minh nhất trản trà! - Tin180.com (Ảnh 2)

    3.“Nhất thuỷ, nhị trà, tam pha, tứ ấm”. Muốn
     
    có một chén trà ngon, điều trước tiên phải

    săn lùng cho được nguồn nước quý. Thứ

    đến mới là trà ngon, đôi bàn tay khéo léo

    của người pha và cuối cùng mới là bộ đồ trà

    chuẩn. Không hiểu, phải mất bao nhiêu năm

    uống trà và dày công tìm tòi, nghiên cứu, cổ

    nhân mới phát hiện ra được những chuẩn

    mực của nghệ thuật thưởng trà ấy. Chỉ biết

    rằng, ngay từ thế kỷ thứ 7 đời nhà Đường,

    khi mà loài người còn uống trà như một

    thức uống hổ lốn (bỏ vỏ cam, muối, gừng

    vào trong trà rồi nấu như nấu canh) thì trà

    sư Lục Vũ, với tác phẩm Trà kinh đồ sộ, đã

    có công nâng trà lên thành nghệ thuật, sánh

    vai cùng các môn nghệ thuật khác như cầm,

    kỳ, thi, hoạ… Thậm chí, trà còn được các

    cao sĩ ca tụng, phẩm chất thanh tao của trà

    còn vượt lên trên cả “tửu” và “kỳ”. Cuốn

    sách được người đời tôn sùng là “thánh

    kinh” về trà ấy gồm 10 chương, trong đó,

    một trong những chương mà trà sư Lục Vũ

    viết hay nhất, theo tôi, chính là chương bàn

    về nước pha trà. Tôi vô cùng tâm đắc với

    cách cụ Lục Vũ đặt tên cho nước pha trà:

    Trà hữu. Nước là bạn thân thiết của trà. Chỉ

    nội cách gọi tên ấy thôi cũng đủ thấy cụ Lục

    Vũ nâng nước pha trà lên tầm quan trọng

    như thế nào. “Sơn thủy thượng, giang thủy

    trung, tĩnh thủy hạ”. Trác tuyệt nhất là nước

    suối đầu nguồn. Thứ nhì là nước ở giữa

    dòng sông xa người ở. Và cuối cùng là

    nước giếng trên núi đá. Đó là ba nguồn

    nước pha trà mà cụ Lục Vũ rất ưa chuộng.
    Bình minh nhất trản trà! - Tin180.com (Ảnh 3)

    4.Ở Việt Nam, tuy không có một bậc cao

    nhân nào kỳ công đi tìm hiểu từng ngọn suối

    lạch sông như cụ Lục Vũ để xếp hạng

    nguồn nước nhưng dường như, trong đời

    sống thực tại thưởng trà của mình, người

    Việt ta cũng rất ưa chuộng nước suối. Từ xa

    xưa, nhiều bậc hiền nhân vì muốn xa lánh

    cõi tục trần, sẵn sàng treo ấn từ quan, rũ bỏ

    chốn phồn hoa đô hội, lên núi ở ẩn, dựng

    lều bên suối, để sẵn nước pha trà. Đại thi

    hào Nguyễn Trãi, người đã hoàn thành sứ

    mệnh hiển hách giúp Lê Lợi đánh đuổi giặc

    Minh, mang lại thanh bình và tự chủ cho

    dân tộc, cũng chỉ ao ước: “Hà thời kết ốc

    vân phong hạ/ Cấp giản phanh trà chẩm

    thạch miên”. (Bao giờ dưới núi làm nhà/

    Nước khe gối đá pha trà ngủ say). Cụ Phạm

    Đình Hổ trong “Vũ trung tùy bút” kể rằng, rất

    nhiều lần cụ mời bạn nho sinh của mình lên

    núi cao, múc nước suối pha trà, ngước nhìn

    những cánh nhạn bay trên bầu trời và ngắm

    nhìn những lá đồng ngô lác đác rơi. Cụ Sáu

    trong truyện ngắn “Những chiếc ấm đất” của

    nhà văn Nguyễn Tuân thì “vang bóng một

    thời” bởi cái thú mê trà, sành trà và cầu kỳ

    trong nghệ thuật chọn nước pha trà không

    giống ai của mình. Suốt 10 năm uống trà là

    cả chục ngàn lần cụ cho người nhà lên trên

    chùa đồi Mai, một ngôi chùa cổ trên núi cao

    để xin nước giếng pha trà. Và đã nhiều lần

    cụ Sáu tâm sự với vị sư trụ trì ở chùa Đồi

    Mai rằng: “Đã đôi lần, tôi muốn rũ bỏ cái

    làng này ra đi. Nhưng hiềm một nỗi không

    thể mang theo nước giếng trên chùa Đồi Mai

    đi được nên buộc lòng tôi phải ở lại. Nói dại,

    vật đổi sao dời, nếu một ngày nào đó, nước

    giếng chùa Đồi Mai cạn, tôi sẽ không bao

    giờ uống trà nữa và sẵn sàng tặng tất cả

    những bộ đồ trà quý của tôi cho mọi người”.

    Bởi theo cụ Sáu, nước giếng trên chùa Đồi

    Mai là nước giếng đá ong. Nó trong vắt như

    thủy ngân, ngọt mát và đặc biệt, khi đun

    nước pha trà, không làm lệch lạc đi hương

    vị của trà. Nước mưa cũng là thứ nước

    được các bậc cao nhân trà xưa ưa chuộng.

    Đặc biệt, tương truyền, chúa Trịnh Sâm xưa,

    mỗi sáng tinh mơ thường cho người hầu

    của mình ra Hồ Tây hứng từng giọt sương

    đọng trên lá sen để pha trà. Nghe chuyện,

    tôi mạo muội nghĩ rằng, nếu như so sánh

    từng giọt sương trong vắt tinh khiết trên lá

    sen thanh sạch ấy với sơn thủy thượng của

    cụ Lục Vũ, không hiểu nước nào sẽ ngon

    hơn nước nào đây? Riêng tôi, nếu được

    chọn lựa, tôi sẽ chọn thứ “thiên thuỷ” trong

    ngần được chắt chiu từ hàng ngàn giọt

    sương long lanh đọng trên lá sen của chúa

    Trịnh Sâm hơn.
    img149

    5.Sau này, khi đã gắn đời mình với nghiệp

    trà, noi gương cổ nhân, bàn chân tôi đi khắp

    nẻo để tìm những nguồn nước quý. Đôi lúc,

    lòng tự hỏi: vậy trong thời buổi hiện nay,

    chúng ta nên chọn nguồn nước nào để pha

    trà? Nước suối bây giờ thì khan hiếm. Nước

    sông giờ bị ô nhiễm quá nặng. Chẳng lẽ lại

    ra giữa sông Hồng nước đục ngầu hay giữa

    sông Tô Lịch bốc mùi xú uế nồng nặc mà

    pha trà à? Còn nước mưa, nhất là nước

    mưa ở thành phố? Cũng không ổn. Trong

    tình trạng các nhà máy công nghiệp san sát

    mọc lên. Rồi chất thải của ô tô, xe máy,

    khiến cho lượng bụi trong không khí quá

    nhiều, đặc biệt là là lượng a xít. Và rồi bất

    chợt, trong một lần cùng cha tôi, nghệ nhân

    trà Trường Xuân, đi khảo sát những cánh

    đồng chè ở huyện Đại Từ (Thái Nguyên), vô

    tình tôi đã phát hiện ra một nguồn nước suối

    tự nhiên vô cùng trong lành và ngọt mát.

    Con suối ấy bắt nguồn từ dãy núi Tam Đảo,

    hoàn toàn tự nhiên, lại xa dân cư ở. Múc

    nước ở chỗ êm đềm nhất của con suối, đun

    sôi bằng ấm đồng, than hoa và hỏa lò, pha

    với trà Tân Cương. Chao ôi! Nước trà trong,

    xanh, ong vàng, huơ chén trà ra nắng, cảm

    giác như ai đó vừa thả một giọt mật ong.

    Hương trà thơm mùi cốm. Châm trà ra chén,

    hương cốm lựng lên như vừa mở ào chõ xôi

    nếp cái hoa vàng. Nhấp một ngụm, thấy vị

    đượm xoắn xuýt cả lưỡi. Nhấp ngụm thứ hai

    đã thấy vấn vít trong cổ họng hậu vị ngọt

    bền. Cha tôi bảo: Trà ngon giống như mỹ

    nhân. Hương thơm của trà chính là nhan

    sắc của nàng. Hậu vị ngọt bền chính là vẻ

    đẹp tâm hồn của nàng. Thứ trà ấy pha với

    nước suối ấy, thật đúng là:

    “Nhấp một lần thôi nhớ cả đời
    Uống trà như uống giọt trăng rơi
    Chạm môi chút thành thương nhớ
    Thoáng chút hương đưa đến bồi hồi”.
--> Read more..