...




Kỉ niệm đẹp, ngày nào với Multiply!





Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012

Công dụng bảo vệ sức khỏe của Trà

     

       Trong cuộc sống thường ngày của mọi người, uống trà thật sự có rất nhiều lợi ích. Ví dụ uống một cốc trà khi xem truyền hình, có thể phòng ngừa chất bức xạ trong tivi làm hại sức khỏe chúng ta; và cũng có hiệu quả phòng chống tế bào bị giảm thiểu khi trị liệu khối u. Đối với những thức ăn nhiều dầu mỡ, hoặc có chất lòng trắng trứng quá cao, uống trà vừa giúp tiêu hóa tốt, lại có thể gia tăng việc hấp thu chất dinh dưỡng. Sau đây, mời bạn đọc tham khảo về tác dụng phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe trong việc uống trà mà chúng tôi đọc được từ các công trình nghiên cứu về trà.

       Do hạn chế hiểu biết về các từ chuyên môn trong y học, chúng tôi lược bỏ bớt một số danh từ khoa học vì e rằng mình tra dịch chưa chính xác, mong bạn đọc thông cảm.

       1. Trà có thể làm trắng và bảo vệ răng

       Muốn có một hàm răng trắng đẹp, tất nhiên chúng ta phải nuôi dưỡng một thói quen tốt là đánh răng mỗi ngày, nhưng các chuyên gia y học còn khuyên rằng, uống trà cũng rất có ích cho răng, nguyên nhân là vì trong trà có Fluorochemical, có thể kiên cố chất phát sáng trong răng, đồng thời phòng ngừa sự hình thành của chất chua trong xoang miệng.

     

       Hóa chất hỗn hợp có trong trà cũng là thành phần hữu hiệu trong việc phòng ngừa sâu răng, có thể ngăn chặn chất đạm tạo ra chất chua và hình thành chất bẩn trong xoang miệng.

       Trong quá trình sản xuất, trà xanh không bị oxy hóa, vì thế hỗn hợp hóa chất trong trà xanh nhiều hơn hồng trà, nên về tác dụng ngừa sâu răng thì trà xanh là mạnh nhất. Để ngừa sâu răng, bảo vệ răng và ngăn ngừa bệnh xoang miệng, có thể dùng trà theo nhiều cách khác nhau, như: uống trà, dùng trà súc miệng, sử dụng các loại thực phẩm và thức uống chế biến từ trà... nhất là nên chú trọng việc dùng trà để thay thế cho những thức uống có vị ngọt dễ gây sâu răng.

       2. Uống trà lợi tiểu, giảm huyết áp

       Uống trà giúp lợi tiểu và cũng có thể giảm sưng, ức chế sự hấp thu của tiểu quản thận, kích thích trung khu vận động của huyết quản, trực tiếp giản mở tiểu quản thận, gia tăng độ lọc của thận, từ đó có tác dụng lợi tiểu.

       Ngoài ra, hóa chất hỗn hợp trong trà còn có tác dụng tốt trong việc giảm huyết áp, những bệnh nhân cao huyết áp rất thích hợp uống trà pha với lượng vừa phải.

       3. Uống trà giúp tan mỡ, giảm cân

       Cơ thể mập lên, chủ yếu là vì dưới da và gan tích tụ những vật chất có nhiều chất béo. Trà có công dụng giúp tiêu hóa tốt và làm tan mỡ, theo cách nói hiện nay, là có thể giúp ích trong việc giảm cân. Đó là vì chất caffeine trong trà có thể nâng cao lượng tiết ra của dịch dạ dày, giúp tiêu hóa nhanh, tăng cường năng lực phân giải mỡ thừa; những chất hỗn hợp vitamin trong trà thúc đẩy hóa oxy của mỡ, giảm bớt mỡ thừa trong cơ thể.


    Trà Phổ Nhĩ để lâu 40 năm

       Tuy uống trà có thể giảm cân, nhưng hiệu quả của nó thì mỗi người mỗi khác, mỗi người có sự thích ứng của riêng mình. Cách giảm cân căn bản nhất là ăn uống điều độ, tăng cường tập thể dục thể thao hàng ngày, nếu không, hiệu quả giảm cân từ việc uống trà cũng không bền vững.

       4. Uống trà phòng chống bệnh tim

       Hỗn hợp hóa chất trong trà có hiệu quả tăng cường độ đàn hồi của cơ tim, giảm lượng mỡ trung tính và chất cholesterol trong máu; vitamin C và P cũng có tác dụng xúc tiến việc bài tiết cholesterol. Caffeine, theophylline và pentoxifylline có trong trà kích thích tim một cách trực tiếp, mở rộng huyết quản, để máu có thể truyền vào tim một cách đầy đủ.

       5. Uống trà phòng chống bệnh ung thư

       Gần đây, các chuyên gia dinh dưỡng Trung Quốc và Nhật Bản phát hiện, hóa chất hỗn hợp trong trà có thể ức chế tác dụng của chất gây ung thư trong cơ thể con người. Ung thư dạ dày là bệnh gây tử vong cao nhất ở Nhật Bản, nhưng những người Nhật cư ngụ tại khu vực trồng cây trà lại ít bị ung thư dạ dày, vì họ có thói quen uống trà hàng ngày.

       Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh ung thư da, ung thư phổi, ung thư đường tiểu của người uống trà cũng giảm đáng kể so với người không uống trà.

       6. Uống trà giúp “kháng lão trường thọ”

       Sinh, lão, bệnh, tử là quy luật tự nhiên của nhân loại. Mạnh khỏe và trường thọ là ước nguyện của mọi người, hầu như ai cũng hy vọng sẽ có “tiên đơn” nào đó để có thể trường sinh bất lão, nhưng thế gian lại không có loại thuốc như thế. Song, uống trà lại có tác dụng chống lão hóa nhất định, rất nhiều tư liệu trên thế giới hiện nay đều chứng minh uống trà có lợi cho sức khỏe của con người.

     

       Trà có tác dụng chống lão hóa, là nhờ các chất vitamin và amino acids khác nhau, vì thế uống trà thường xuyên có thể phòng ngừa tình trạng thiếu vitamin A, C, và B...

       Uống trà một thời gian dài đặc biệt có ích cho việc phòng chống bệnh và kéo dài tuổi thọ ở người cao tuổi. Tại Nhật Bản, những người thích trà đạo thường có tuổi đời khá cao, và sắc mặt hồng hào, điều này có quan hệ mật thiết với việc uống trà thường xuyên của họ. Vì trà có tác dụng chống lão hóa, nên người Nhật rất coi trọng việc uống trà.

       7. Uống trà có thể tăng cường khả năng tình dục

       Trà chẳng những có ích cho sức khỏe, phòng chống một số bệnh, tất nhiên cũng có lợi cho việc tăng cường khả năng tình dục. Trong trà có chứa 20 – 30% hỗn hợp hóa chất, có thể ức chế và giết khuẩn, ngăn ngừa cơ quan sinh dục bị viêm. Một ví dụ nữa là hương vị trà có tác dụng hưng phấn thần kinh, chống mệt mỏi.

       Uống trà một cách khoa học

       Trà có thể giúp đầu óc tỉnh táo, nhưng trước khi uống trà chúng ta cũng nên tỉnh táo một chút. Ưu điểm của trà tất nhiên là rất nhiều, nhưng cũng như nhiều sự việc khác, trà không phải là hoàn mỹ, phải tùy theo thời gian, địa điểm và con người, đối với những vấn đề cụ thể phải giải quyết một cách cụ thể, không thể chỉ đề xướng việc uống trà thường xuyên, nhưng cũng không thể từ chối uống trà một cách đơn giản.

       Cần chú ý là, uống trà không phải thích hợp với tất cả mọi người, độ đậm nhạt và lượng của trà thì mỗi người đều có sự khác biệt. Vì thế, khi thưởng thức trà hãy nhớ sáu chữ “khoa học, cẩn thận, đúng lượng”.

     

       Những việc cần lưu ý khi uống trà

       1. Trẻ em uống trà phải có liều lượng

       Trà và nước đều có ích cho trẻ em, nhưng điều quan trọng là phải có liều lượng nhất định. Mỗi ngày không uống quá 2 – 3 ly (mỗi ly dùng khoảng 0.5 – 2 gr trà), uống vào buổi sáng, trà chỉ cần pha thanh đạm và uống khi còn ấm. Các bạn nhỏ thích hợp uống trà thanh đạm để bổ sung vitamin, đản bạch chất, đường và chất Fluoride cho cơ thể. Trà còn có thể chống chứng biếng ăn, tốt cho việc tiêu hóa; giúp các em thanh nhiệt cơ thể. Hàm lượng Fluoride trong trà khá cao, cho trẻ uống với liều lượng thích hợp, khuyến khích thói quen dùng trà súc miệng, không chỉ giúp chắc xương mà còn có thể ngừa sâu răng.

       Trẻ em uống trà nhất định không thể quá lượng, những em càng nhỏ càng nên lưu ý. Uống nhiều nước trà sẽ làm cho lượng nước trong cơ thể các em tăng lên, gia tăng gánh nặng cho tim và thận. Uống trà quá đậm, sẽ làm cho trẻ hưng phấn thái quá, nhịp đập của tim tăng nhanh, dẫn đến mất ngủ. Thời gian pha trà cũng không nên quá lâu, vì trà ngâm quá lâu sẽ tan ra chất Tannic Acid, có thể kết hợp với đản bạch chất trong thức ăn để hình thành Tannic Acid đản bạch và đông cứng lại, như thế sẽ ảnh hưởng sự tiêu hóa và hấp thu, làm cho sự thèm ăn của các em bị giảm đáng kể.

        Còn một điều nhất định phải nhấn mạnh là không nên cho trẻ sơ sinh uống trà, vì chất Tannic Acid trong trà có thể hợp cùng chất sắt, biến thành chất muối sắt Tannic Acid không tan trong đường ruột, cơ thể không hấp thu được. Vì sự hấp thu của sắt bị ảnh hưởng, làm cho lượng dự trữ của sắt bị giảm, lâu dần sẽ xảy ra tình trạng thiếu máu.

       2. Người cao tuổi chỉ nên thưởng thức trà

       Thưởng thức trà từ lâu đã trở thành một thú vui của người cao tuổi, uống trà một cách thích hợp thì có lợi cho sức khỏe, đối với các bậc cao niên uống trà chỉ nên chú trọng việc thưởng thức, quá lượng sẽ có hại.

     

       Người cao tuổi uống trà phải có sự cân nhắc kỹ càng. Những người có bệnh tim, thận, chức năng của dạ dày và đường ruột rối loạn nghiêm trọng, khi uống trà phải cẩn trọng, không thể uống một cách tùy tiện. Bệnh nhân thiếu máu và cơ tim bị tắc nghẽn nên uống trà xanh, người cao tuổi bị tháo dạ không nên uống hồng trà, ngược lại, những người cao tuổi thể chất yếu thì nên uống hồng trà.

       Người cao tuổi không thích hợp uống trà pha đậm đặc, vì chất caffeine sẽ gây hưng phấn quá mức, dẫn đến mất ngủ, tim đập nhanh, nhịp tim không đều. Người cao tuổi mắc bệnh tim, phổi và cao huyết áp khi uống trà càng nên pha nhạt và chỉ nên uống ít.

       Tùy theo sự chồng chất của tuổi tác, chức năng tim và phổi của người già bị thoái giảm, nếu uống nhiều trà trong một thời gian ngắn, lượng nước được đưa vào hệ tuần hoàn máu của cơ thể quá nhiều, sẽ làm cho lượng máu gia tăng, thêm gánh nặng cho tim, thậm chí xuất hiện triệu chứng đau ngực, khó thở.

     
                      Trà đen                                     Trà Ô Long                                                      

       Người cao tuổi chỉ cần uống trà pha thanh đạm và dùng khi ấm thì sẽ có lợi cho sức khỏe.

       3. Người ăn chay và người gầy không nên thường xuyên uống trà

       Tuy rằng xuất xứ của việc uống trà có quan hệ mật thiết với các tăng lữ, nhưng những người ăn chay rất dễ mắc chứng thiếu chất sắt và đản bạch chất, có báo cáo khoa học cho rằng, người ăn chay uống trà thường xuyên càng dễ bị bệnh thiếu máu và chứng thiếu sắt.

       Một trong những lợi ích của việc uống trà thường xuyên là ức chế mỡ tích tụ trong cơ thể, có hiệu quả trong việc phòng chống béo phì, nhưng hỗn hợp hóa chất trong trà sẽ ngăn cản cơ thể hấp thu đản bạch chất, vì thế uống trà lâu dài rất dễ dẫn đến trở ngại trong việc hấp thu đản bạch chất, đồng thời cũng ức chế sự hấp thu của cơ thể đối với chất calcium và vitamin B. Vì thế, người mà cơ thể quá gầy hoặc có thói quen ăn uống thiếu đản bạch chất, tốt nhất hãy tránh việc uống trà thường xuyên và quá lượng.

       4. Uống trà đậm lâu ngày sẽ dẫn đến loãng xương khi về già

       Vì hàm lượng caffeine trong trà có thể ngăn chặn sự hấp thụ của đường dẫn tiêu hóa đối với chất calcium và làm gia tăng lượng calcium bài tiết theo đường nước tiểu, như thế chất calcium sẽ bị mất đi trong xương mà còn không được bổ sung, dẫn đến bị loãng xương.

     

       Những trường hợp nên uống trà

       1. Sau khi thức dậy nên uống một tách trà thanh đạm

       Vì sau một đêm dài cơ thể đã tiêu hao một lượng nước đáng kể, uống một tách trà thanh đạm vào buổi sáng, không những kịp thời bổ sung lượng nước mà còn có thể hạ huyết áp. Nhất là người cao tuổi, sau khi thức dậy vào sáng sớm, uống một tách trà thanh đạm, sẽ có lợi cho sức khỏe. Lý do phải pha trà thanh đạm, là để tránh màng lót dạ dày bị tổn hại.

     
                   Trà Phổ Nhĩ                                  Trà xanh

       2. Sau khi ăn nhiều dầu mỡ nên uống trà

       Đản bạch chất trong những thức ăn nhiều dầu mỡ thường rất phong phú, thời gian tiêu hóa chậm khoảng bốn tiếng đồng hồ, vì thế sau khi ăn sẽ không thấy đói. Thức ăn tồn tại quá lâu trong dạ dày, sẽ làm cho chúng ta cảm thấy khát nước. Lúc này uống trà đậm sẽ có lợi trong việc nhanh chóng đưa thức ăn vào đường ruột, làm cho dạ dày dễ chịu hơn. Nên uống trà nóng và không quá nhiều, nếu không sẽ làm loãng dịch dạ dày, ảnh hưởng đến tiêu hóa.

       3. Sau khi ăn mặn nên uống trà

       Ăn mặn không có lợi cho sức khỏe, nên nhanh chóng uống trà để lợi tiểu, bài tiết lượng muối dư thừa. Uống trà, nhất là loại trà xanh có hàm lượng catechins cao, có thể ức chế sự hình thành những chất dẫn đến ung thư, tăng cường khả năng miễn dịch.

       4. Sau khi ra nhiều mồ hôi nên uống trà

       Lao động thể lực quá sức và làm việc trong nhiệt độ cao, sẽ tiết ra lượng mồ hôi rất lớn, lúc này uống trà có thể nhanh chóng bổ sung lượng nước cho cơ thể, giảm nồng độ của máu và sự đau nhói của bắp thịt, từng bước loại trừ cảm giác mệt mỏi.

       5. Làm việc trong hoàn cảnh bức xạ nên uống trà

       Công nhân khai thác quặng mỏ, bác sĩ y tá làm việc trong bộ phận chụp X quang, người làm việc thường xuyên trước máy tính hay ngồi xem tivi trong một thời gian dài và những ai làm việc với máy photocopy nên uống trà. Vì những công việc trên ít nhiều bị tác dụng bức xạ, trà có tác dụng chống bức xạ nhất định, uống trà thường xuyên có lợi trong việc phòng hộ.

       6. Những người làm việc về khuya và lao động trí óc nên uống trà

       Trong trà có caffeine, giúp cho đầu óc tỉnh táo, vì thế nhà văn, học giả và người hoạt động trí óc vào ban đêm nên uống trà, sẽ có lợi cho hoạt động tư duy, tăng cường trí nhớ, nâng cao hiệu quả công việc.


    Khương Văn và Triệu Vy trong phim Trà xanh

       7. Ca sĩ và người thuyết trình nên uống trà

       Làm việc một thời gian dài với cổ họng của mình, nên nhấp những ngụm trà để dưỡng cổ họng và thanh quản, cũng có thể phòng chống bị khàn giọng và xảy ra tình trạng viêm họng.

       8. Người hút thuốc nên uống trà

       Người hút thuốc nên thường xuyên uống trà, chủ yếu có bốn lợi ích:

       (1) Giảm nguy cơ bị ung thư do hút thuốc: Hàm lượng catechins trong trà có thể ức chế chất Freeradical do thuốc lá gây ra, phòng ngừa khối u.

       (2) Có thể giảm nhẹ ô nhiễm bức xạ do hút thuốc: Chất catechins và lipoxygenase trong trà có thể giảm nhẹ sự gây hại của bức xạ đối với cơ thể con người, có tác dụng bảo vệ chức năng tạo máu. Kết quả của những lần thí nghiệm cho thấy, dùng trà để trị bệnh bức xạ nhẹ do phóng xạ gây ra hiệu quả của nó đạt đến 90%.

       (3) Phòng chống bạch nội chướng phát sinh do hút thuốc: Hút thuốc là kẻ thù lớn trong việc làm tổn hại mắt, thúc đẩy phát sinh bạch nội chướng. Carrotere trong trà cao hơn gấp nhiều lần so với rau cải và trái cây thông thường, Carrotere không chỉ có tác dụng phòng chống bạch nội chướng và bảo vệ mắt, đồng thời còn có thể ngừa ung thư, giải độc thuốc lá.

       (4) Bổ sung vitamin C bị tiêu hao khi hút thuốc: Vitamin C trong trà khá phong phú, nhất là trà xanh, người hút thuốc uống trà xanh có thể hấp thu lượng vitamin C thích hợp, đặc biệt là khi bạn kiên trì dùng trà xanh, hoàn toàn có thể bổ sung sự thiếu hụt vitamin C do hút thuốc gây ra, duy trì được trạng thái cân bằng, loại trừ chất Freeradical, tăng cường khả năng đề kháng của cơ thể.

       9. Người bị bệnh tiểu đường nên thường xuyên uống trà

       Triệu chứng của bệnh tiểu đường là đường huyết quá cao, khát nước, mất sức. Uống trà có thể hạ đường huyết một cách hiệu quả, có tác dụng giải khát và tăng cường thể lực. Bệnh nhân thông thường nên uống trà xanh, lượng trà có thể tăng dần một ít và pha uống mấy lần trong một ngày.

       10. Khi tháo dạ (tiêu chảy) nên uống trà

       Tháo dạ rất dễ làm cho cơ thể thiếu nước, uống nhiều trà đậm, hóa chất hỗn hợp trong trà có thể kích thích màng lót dạ dày, giúp hấp thu lượng nước nhanh hơn so với uống nước thông thường, nhằm nhanh chóng bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể.

    SONG MỘC

9 nhận xét:

  1. Tui có đọc đâu đó một tài liệu nói khi cho nước sôi vào trà thì sự phản ứng qua lại tạo ra 142 hợp chất! Có hợp chất nào hại đến sức khỏe không?

    Trà sư có tìm hiểu vụ trảm mã trà bên Tàu không?

    Trả lờiXóa
  2. Minh chi uong tra, khong uong duoc nuoc loc. Vi vay nen xuong yeu chang?

    Trả lờiXóa
  3. Trà Ô Long, có tên khác là Hắc Long, giai thoại kể rằng trong dịp tình cờ người ta tìm ra giống Trà này, thấy có con rắn đen cuộn vòng quanh gốc cây Trà, vì Rắn và Rồng cùng loại nên lấy tên là Hắc Long.

    Trảm Mã Trà, có thuyết cho rằng trong một buổi yến tiệc của cung đình dưới triều đại Từ Hy Thái Hậu, khi người đầu bếp sắp sửa pha trà, mới phát hiện ra một con ngựa sút chuồng đã ăn sạch tất cả Trà, không còn cách nào hơn là họ giết ngay con ngựa, mổ bụng lấy Trà ra pha cho Thái Hậu và các quan dùng, không ngờ hương vị Trà thơm ngon đặc biệt, được Thái Hậu khen thưởng, thế là từ đó có Trảm Mã Trà. Ở vùng Vũ Di sáng sớm người ta thả ngựa cho ăn Trà, khi nó ăn no rồi chặt đầu, mổ bụng lấy Trà.


    Thêm: Truyền thuyết về Trảm Mã Trà

    Đã nói về trà ở Trung Hoa tất phải nhớ đến huyền thoại Trảm Mã trà. Tương truyền ở núi Vu Sơn (Tứ Xuyên,Trung Quốc), những con ngựa sau khi bị bỏ đói 2 ngày sẽ được thả rong, chạy vào trong rừng trà, nơi có thật nhiều búp non hấp dẫn. Chúng sẽ ăn những búp trà ngon lành cho tới lúc bụng no căng. Khi ngựa đã ăn no, tốp mã phu tập trung chúng lại dẫn xuống khe suối quanh núi. Nước suối ở đây do xác trà rụng xuống nát mủn, nước đặc sánh, màu đen nên được gọi là suối Ô Long. Ngựa vục đầu uống nước suối Ô Long thỏa thích. Sau đó, các mã phu cưỡi ngựa trở về điểm xuất phát. Họ cho ngựa đi nước kiệu đều đều, chậm rãi. Thời gian đi đường khoảng một ngày, đủ để búp trà trong bụng ngựa thấm với nước suối Ô Long lên men. Về đến nơi đã định, mã phu lập tức giết bầy ngựa, mổ bụng moi trà từ bao tử của ngựa ra, đem đến lò sao tẩm chế biến. Trà đã được ngựa nhai kỹ khỏi phải vò nát, nước suối thấm từ trong bao tử giúp trà giảm độ chát. Trảm mã trà vì vậy có hương vị độc đáo, độ chát vừa phải, chất mát.

    Lại có dị bản về một loại trà đặc biệt khác, mọc tít trên núi cao hiểm trở, vì thế muốn thu hoạch người ta phải nuôi dạy khỉ để hái xuống. Bởi vậy loại trà này còn có tên “hầu trà”… Bất luận thế nào, từ xưa cho đến nay, nghệ thuật uống trà và nhất là giới kinh doanh trà đều biết cách khai thác tối đa những truyền thuyết kiểu ấy để sinh lời.
    Hầu Trà, có loại Trà mọc hoang nơi núi cao đá dựng, con người không thể hái, người ta huấn luyện cho khỉ hái Trà ngon này nên gọi là Hầu Trà

    Thanh Nữ Trà, có thuyết cho rằng vùng Trà ngon, người ta cho các cô gái tuổi độ 13, mặc áo rộng, trôn áo cột vào người, hái Trà xong bỏ vào trong áo, khi làm việc mệt nhọc, mồ hôi thoát ra ướt cả áo và Trà, dùng luôn áo ấy cuốn Trà lại để ủ nên có tên là Thanh Nữ Trà.

    Trinh Nữ Trà, theo Hoàng Duy Anh đăng trong tạp chí Chọn Lọc, là loại Trà đặc biệt của Nhật, theo các nhà viết sử thì Trà này xuất hiện vào cuối thế kỷ thứ 16, tại đảo Oki Shima, hồi đó có một Sứ quân cai quản đảo này, ông là người sành uống Trà. Một hôm đi ngang qua trái đồi, ông thấy có Trà hoang mọc, liền cho gia nhân hái về đầy một sọt. Về nhà ông cho đem vào bếp, pha uống thử thấy khá ngon, ông bèn cho để vào một góc bếp để pha uống dần. Một hôm cũng Trà ấy, ông uống cảm thấy mùi vị rất lạ và rất ngon, khác hẳn mọi ngày, ông thân hành xuống bếp tìm hiểu, mới biết đêm vừa qua, con a hoàn làm việc mệt nhọc ngủ luôn trong bếp gần sọt Trà, không biết vì sao sọt Trà lại đổ ra và nó đã nằm ngủ trên đống lá Trà. Ông khám phá ra, chính thân con a hoàn là hương vị đã ướp Trà thêm thơm ngon, sau đó ông sai gia nhân hái thêm Trà và cho con a hoàn ngủ trên đống Trà, tạo nên hương vị đặc biệt, từ đó có Trà Trinh Nữ.

    Trà Vũ Di Sơn, do hai anh em ông Vũ, ông Di tìm ra loại Trà này, tương truyền rằng sau khi tìm ra loại Trà ngon này, hai ông bán hết tài sản, dọn nhà vào trong núi ở gần khu có Trà, để được sớm hôm thưởng thức Trà này, nên người Trung Hoa lấy tên hai ông đặt tên cho núi là Vũ Di, và Trà này có tên là Trà Vũ Di Sơn.

    Trà Thiết Quan Âm, như trên đã đề cập, tương truyền Đạt Ma Tổ Sư khi ngồi thiền ở núi Thiếu Thất, thường b

    Trả lờiXóa
  4. Có nhiều huyền thoại quanh chuyện chế trà này. Có người bảo chế biến trà này chỉ đơn giản thế này: người ta hái những đọt trà hạng nhất về, đem cho những con ngựa bạch (đã nhịn đói suốt một tuần) ăn. Chừng 10 phút sau lúc ngựa ăn, dịch vị của ngựa tiết ra tẩm ướt lá trà, người ta đem chém đầu ngựa, mổ dạ dày lấy trà ra đem sao lên làm trảm mã trà. Nhưng cũng có người bảo phức tạp hơn và có hơi khác: ở núi Vu Sơn(Tứ Xuyên-Trung Quốc, những con ngựa bị bỏ đói 2 ngày liền được thả rong, chạy vào trong rừng trà, đầy những búp non buổi đầu xuân. Chúng sẽ ăn những búp trà ngon lành cho tới lúc bụng no căng. Khi ngựa đã ăn no, tốp mã phu tập trung chúng lại dẫn xuống khe suối quanh núi. Nước suối ở đây do xác trà rụng xuống nát mủn, nước đặc sánh, màu đen nên được gọi là suối Ô Long. Ngựa vục đầu uống nước suối Ô Long thoả thích.

    Sau đó, các mã phu cưỡi ngựa trở về điểm xuất phát. Họ cho ngựa đi nước kiệu đều đều, chậm rãi. Thời gian đi đường khoảng một ngày, đủ để búp trà trong bụng ngựa thấm với nước suối Ô Long lên men. Về đến nơi đã định, mã phu lập tức giết bầy ngựa, mổ bụng moi trà từ bao tử của ngựa ra,đem đến lò sao tẩm chế biến. Trà đã được ngựa nhai kỹ khỏi phải vò nát, nước suối thấm từ trong bao tử giúp trà giảm độ chát. Trảm mã trà vì vậy có hương vị độc đáo, độ chát vừa phải, chất mát. Lại có người kể loại trà dùng làm trà trảm mã không phải các danh trà bình thường trồng trên đồi, mà phải là loại trà mọc tít trên núi cao hiểm trở, muốn thu hoạch người ta phải nuôi dạy khỉ để hái xuống. Loại trà này vì thế còn có tên "hầu trà". Hầu trà mà còn "trảm mã" nữa hỏi thế gian này còn gì bằng? Ngoài trảm mã trà ra còn có trinh nữ trà, trà ướp sen....cũng là các loại trà thượng thặng, dân đen như chúng ta chưa chắc đã ngó thấy chứ đừng nói đến thưởng thức.

    Người ta chọn ra những trinh nữ tuyệt đẹp, từ 15-18 tuổi, cho tắm gội bằng nước thơm, rồi mặc quần áo rộng và buộc túm ống tay, ống chân để đổ trà ướp qua đêm. Sáng hôm sau, lấy trà ra khỏi người thiếu nữ đem sao lên. Ðó là trinh nữ trà. Còn trà ướp sen không phải như trà ướp sen bình thường của ta vẫn uống, ở đây người ta mang trà bỏ vào trong những nụ sen giữa hồ (tất nhiên sen này cũng phải là loại đẹp) rồi lấy dây buộc lại. Mờ sáng hôm sau, lấy trà ra.Đến đêm hôm đó mới đem ra uống.

    Phải uống vào đêm thì hương trà mới đạt đến độ tuyệt diệu nhất của nó: nồng mà không quá gắt, lan xa mà không loãng.
    Khảo dị
    Tôi có nghe 1 người bạn TQ nói về trảm mã trà là : ở Vân nam, Tứ xuyên có 1 giống trà mọc trên các đỉnh núi cao, cheo leo hiểm trở, nhưng là đệ nhất danh trà, khi trời sang đông là thu hoạch, con đường lên các đỉnh núi rất gian nan vất vả, mùa thu hoạch nào cũng có rất nhiều dân phu chết . Nhưng vì là trà tiến vua cho nên bắt buộc phải làm ,khi thu hoạch xong phải có 1 giống ngựa núi, có thể leo lên núi cao để tải xuống, một hôm trong đoàn ngựa thồ có mấy con khi về đến trại bị sụp hố chết, dân phu mới xẻ thịt để ăn, khi mổ thì thấy trong mấy con chết có 1 con trong bao tử đầy xác trà chưa phân hủy có mùi thơm, thấy lạ cho đem xác trà đó sao lên pha uống thì hương vị trà thơm ngon lạ thường, hơn hẳn trà thu hái bình thường, thì ra mặc dầu quản lý chặc nhưng vẩn có con ăn trộm lá trà, phát hiện ra điều này cho nên kể từ đó, tới mùa thu hoạch người ta cho lựa giống ngựa núi tốt cho nhịn ăn hàng tuần, sau đó lùa bầy ngựa đói lên núi ăn trà, lạ 1 điều là lủ ngựa chỉ lựa lá trà non mà ăn, sau đó về nơi tái chế mổ ngựa lấy xác trà từ bao tử, thêm vào kỷ thuật sao tẫm mà có trảm mả trà, trà này chỉ có vua quan nhà giàu mới uống nổi.

    Trả lờiXóa
  5. Giết nhiều ngựa bach thế nên người ta mới nghĩ ra cách nấu cao ngựa bạch chăng?

    Trả lờiXóa
  6. Heeeeeee Bi cũng đã dự một buổi Trảm Bạch Mã tại Hà Nội! Họ cho thử món Tiết canh, sợ không dám ....chén Hiiiiiiiiii
    Họ nới để nấu cao! Bi nghĩ họ nhuộm Ngựa Hồng thành ...Trắng. Cũng mua.... tí cao cho Bà mẹ, nhưng có lẽ không ....Bổ như họ quảng cáo! Nay Bi về hưu, già, yếu hơn nhưng có lẽ chẳng mua Cao Ngựa Bạch nữa Hiiiiiiiiiiii

    Trả lờiXóa
  7. Cứ theo định nghĩa thế nào là ngựa bạch thì ở VN ta may ra có 1,2 con làm gì có nhiều mà nấu cao
    Ngựa bạch không phải là ngựa có lông màu trắng
    Bà xã tui xơi hết 5-6 lạng cao "ngựa bạch" rồi tự trấn an hiệu quả, hiệu quả hihihi

    Trả lờiXóa
  8. Như vậy công lớn thuộc Anh Bu rồi! Bi con thấy Chị Bu vui vẻ, cười tươi khi Anh Chị thăm tại nhà CG TTM Heeeeeee

    Trả lờiXóa