...




Kỉ niệm đẹp, ngày nào với Multiply!





Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012

Bình minh nhất trản trà!

    Không phải ngẫu nhiên mà trong tất cả

    các thức uống của cõi nhân sinh này, trà

    được xem là nghệ thuật tinh vi nhất

    img148
    1. Này nhé, cũng một đồi trà, nhưng trà

     hướng Đông (Đông pha) bao giờ cũng

    ngon hơn trà hướng Tây (Tây pha). Bởi cây

    trà hướng Đông đón nhận những tia nắng

    mặt trời buổi sớm nên phản ứng sinh

    trưởng khác với cây trà hướng Tây. Lại nữa,
     
    cũng một vườn trà nhưng bốn mùa xuân
    ,
     hạ, thu, đông là bốn mùa trà với bốn mùa

     hương vị. Tuyệt hảo nhất là trà Tiền minh

     (trước tiết Thanh minh). Khi cái giá rét của

     mùa đông vừa qua đi, những tia nắng ấm

     đầu tiên của mùa xuân vừa ló rạng thì

    những đọt non cũng bừng nhú trên những

    cành chè khẳng khiu. Thứ đọt non ấy nếu

     hái lúc sớm tinh mơ, khi cả đồi chè còn

     chìm trong sương, rồi đem về “sao suốt”

     trên chảo gang, thì hương thơm ngào ngạt

    như chõ xôi nếp cái, hậu vị ngọt bền vấn vít

    mãi trong cổ họng như ngậm đường phèn.

     Các cụ bảo: “Uống một tách trà, đi xa vạn

    dặm” là vậy. Loại trà ấy, thời xưa, chuyên

    dùng để tiến vua. Những thiếu nữ đồng trinh

    với đôi tay mềm mại dùng móng tay dài khẽ

    khàng bấm từng đọt non trên cùng của búp

    trà. Da thịt không được chạm vào bởi họ sợ

    dường như sức nóng của cơ thể, mùi của

    thịt da, sẽ làm lệch lạc đi hương vị của trà.

    Khi búp trà được sao khô trên chảo gang

    dưới bàn tay chai dày của những nghệ

    nhân nức tiếng, sẽ cong như lưỡi con chim

    sẻ nên còn gọi là trà Tước thiệt (lưỡi chim

    sẻ). Tôi đọc sách “Dư địa chí” của Nguyễn

    Trãi, thấy ghi danh trà hảo hạng này được

    sản xuất ở vùng Châu Sa Bôi, tức Quảng Trị

    ngày nay. Rất tiếc, nghệ thuật sao chế trà

    Tước thiệt nay đã thất truyền. Vả lại, dẫu

    bây giờ, ai đó có kỳ công làm được loại trà

    tiến vua ấy, thì không hiểu giá tiền một

    ki-lô-gam sẽ là bao nhiêu? Và khách ẩm

    thủy thời Lipton, Dimah có đủ trình độ mà

    thưởng thức?
    img147

    2.Người Việt ta dường như mở mắt chào

    đời đã thấy trà, uống trà trọn đời và đến khi

    về cõi thiên cổ, vẫn được tẩm liệm với trà.

    Có điều, trong suốt lịch sử uống trà hàng

    ngàn năm, Việt Nam không có một truyền kỳ

    nào về trà. Điều này cũng dễ lý giải bởi tâm

    hồn người Việt bình dị, chân chất. Song

    điều đó không có nghĩa là chúng ta xuề xoà,

    thô vụng trong nghệ thuật chế biến, sao tẩm

    trà. Các ông Tây, bà Tàu không ít lần nức

    nỏm, xuýt xoa trước nghệ thuật ướp trà sen

    cầu kỳ, tinh tế của những nghệ nhân Hà

    Nội. Cần phải nói ngay rằng, trong nghệ

    thuật ướp trà sen, trà mạn hảo được ưa

    chuộng nhất. Đó là trà Tuyết Shan cổ thụ

    vùng mạn ngược Hà Giang, mọc tự nhiên

    trên những dãy núi cao từ 800 – 1300m

    quanh năm sương phủ. Để chống chọi với

    khí hậu khắc nghiệt, những búp trà phải

    gồng sức vươn lên đón nhận từng giọt nắng

    mặt trời. Chính cuộc chống trả quyết liệt cho

    sự sinh tồn ấy đã tạo cho trà Tuyết Shan

    một hương vị đặc biệt, khiến những người

    sành trà luôn săn tìm, yêu thích. Các nghệ

    nhân trà Hà Nội trân trọng, nâng niu như

    một báu vật. Họ chọn lựa những búp trà

    non, những lá trà bánh tẻ. Cuống và lá trà

    già bị loại bỏ rồi rửa sạch, cho vào chõ đồ

    chín. Sau khi phơi khô, họ cho trà vào chum

    (vại), trên phủ một lớp lá chuối khô, ủ từ…

    3- 4 năm cho trà phong hóa bớt chất chát,

    có độ xốp như giấy bản mà hương vị đặc

    trưng của trà vẫn lưu giữ.

    Khi ướp, người ta rải một lớp trà rồi một lớp

    gạo sen mỏng, rồi lại một lớp trà, một lớp

    gạo sen. Cứ thế cho đến khi hết trà. Sau

    cùng, phủ một lớp giấy bản. Thời gian ướp

    tùy thuộc vào độ ẩm của gạo sen nhiều hay

    ít, thường từ 18 – 24 giờ. Sau đó, đem sàng

    để loại bỏ những hạt gạo sen. Sàng loại

    xong, trà được đóng vào những chiếc túi

    làm bằng giấy chống ẩm để giữ lấy cả

    hương sen lẫn hương trà rồi sấy cho đến

    khi cánh trà khô, hương sen quyện, thì bỏ

    ra. Lại ướp một lần sen thứ hai, thứ ba,

    thậm chí thứ tư, thứ năm tùy thuộc vào sở

    thích của người thưởng trà đậm hay nhạt.

    Càng ướp nhiều lần thì hương sen càng

    quyện vào cánh trà, trà càng thơm. Trung

    bình, mỗi cân trà ướp cần từ 1000 – 1200

    bông sen. Cho nên, không phải ngẫu nhiên,

    mỗi cân trà sen được đổi bằng 2 – 3 chỉ

    vàng mà người sành trà vẫn nao nức lùng

    mua bằng được.


    Bình minh nhất trản trà! - Tin180.com (Ảnh 2)

    3.“Nhất thuỷ, nhị trà, tam pha, tứ ấm”. Muốn
     
    có một chén trà ngon, điều trước tiên phải

    săn lùng cho được nguồn nước quý. Thứ

    đến mới là trà ngon, đôi bàn tay khéo léo

    của người pha và cuối cùng mới là bộ đồ trà

    chuẩn. Không hiểu, phải mất bao nhiêu năm

    uống trà và dày công tìm tòi, nghiên cứu, cổ

    nhân mới phát hiện ra được những chuẩn

    mực của nghệ thuật thưởng trà ấy. Chỉ biết

    rằng, ngay từ thế kỷ thứ 7 đời nhà Đường,

    khi mà loài người còn uống trà như một

    thức uống hổ lốn (bỏ vỏ cam, muối, gừng

    vào trong trà rồi nấu như nấu canh) thì trà

    sư Lục Vũ, với tác phẩm Trà kinh đồ sộ, đã

    có công nâng trà lên thành nghệ thuật, sánh

    vai cùng các môn nghệ thuật khác như cầm,

    kỳ, thi, hoạ… Thậm chí, trà còn được các

    cao sĩ ca tụng, phẩm chất thanh tao của trà

    còn vượt lên trên cả “tửu” và “kỳ”. Cuốn

    sách được người đời tôn sùng là “thánh

    kinh” về trà ấy gồm 10 chương, trong đó,

    một trong những chương mà trà sư Lục Vũ

    viết hay nhất, theo tôi, chính là chương bàn

    về nước pha trà. Tôi vô cùng tâm đắc với

    cách cụ Lục Vũ đặt tên cho nước pha trà:

    Trà hữu. Nước là bạn thân thiết của trà. Chỉ

    nội cách gọi tên ấy thôi cũng đủ thấy cụ Lục

    Vũ nâng nước pha trà lên tầm quan trọng

    như thế nào. “Sơn thủy thượng, giang thủy

    trung, tĩnh thủy hạ”. Trác tuyệt nhất là nước

    suối đầu nguồn. Thứ nhì là nước ở giữa

    dòng sông xa người ở. Và cuối cùng là

    nước giếng trên núi đá. Đó là ba nguồn

    nước pha trà mà cụ Lục Vũ rất ưa chuộng.
    Bình minh nhất trản trà! - Tin180.com (Ảnh 3)

    4.Ở Việt Nam, tuy không có một bậc cao

    nhân nào kỳ công đi tìm hiểu từng ngọn suối

    lạch sông như cụ Lục Vũ để xếp hạng

    nguồn nước nhưng dường như, trong đời

    sống thực tại thưởng trà của mình, người

    Việt ta cũng rất ưa chuộng nước suối. Từ xa

    xưa, nhiều bậc hiền nhân vì muốn xa lánh

    cõi tục trần, sẵn sàng treo ấn từ quan, rũ bỏ

    chốn phồn hoa đô hội, lên núi ở ẩn, dựng

    lều bên suối, để sẵn nước pha trà. Đại thi

    hào Nguyễn Trãi, người đã hoàn thành sứ

    mệnh hiển hách giúp Lê Lợi đánh đuổi giặc

    Minh, mang lại thanh bình và tự chủ cho

    dân tộc, cũng chỉ ao ước: “Hà thời kết ốc

    vân phong hạ/ Cấp giản phanh trà chẩm

    thạch miên”. (Bao giờ dưới núi làm nhà/

    Nước khe gối đá pha trà ngủ say). Cụ Phạm

    Đình Hổ trong “Vũ trung tùy bút” kể rằng, rất

    nhiều lần cụ mời bạn nho sinh của mình lên

    núi cao, múc nước suối pha trà, ngước nhìn

    những cánh nhạn bay trên bầu trời và ngắm

    nhìn những lá đồng ngô lác đác rơi. Cụ Sáu

    trong truyện ngắn “Những chiếc ấm đất” của

    nhà văn Nguyễn Tuân thì “vang bóng một

    thời” bởi cái thú mê trà, sành trà và cầu kỳ

    trong nghệ thuật chọn nước pha trà không

    giống ai của mình. Suốt 10 năm uống trà là

    cả chục ngàn lần cụ cho người nhà lên trên

    chùa đồi Mai, một ngôi chùa cổ trên núi cao

    để xin nước giếng pha trà. Và đã nhiều lần

    cụ Sáu tâm sự với vị sư trụ trì ở chùa Đồi

    Mai rằng: “Đã đôi lần, tôi muốn rũ bỏ cái

    làng này ra đi. Nhưng hiềm một nỗi không

    thể mang theo nước giếng trên chùa Đồi Mai

    đi được nên buộc lòng tôi phải ở lại. Nói dại,

    vật đổi sao dời, nếu một ngày nào đó, nước

    giếng chùa Đồi Mai cạn, tôi sẽ không bao

    giờ uống trà nữa và sẵn sàng tặng tất cả

    những bộ đồ trà quý của tôi cho mọi người”.

    Bởi theo cụ Sáu, nước giếng trên chùa Đồi

    Mai là nước giếng đá ong. Nó trong vắt như

    thủy ngân, ngọt mát và đặc biệt, khi đun

    nước pha trà, không làm lệch lạc đi hương

    vị của trà. Nước mưa cũng là thứ nước

    được các bậc cao nhân trà xưa ưa chuộng.

    Đặc biệt, tương truyền, chúa Trịnh Sâm xưa,

    mỗi sáng tinh mơ thường cho người hầu

    của mình ra Hồ Tây hứng từng giọt sương

    đọng trên lá sen để pha trà. Nghe chuyện,

    tôi mạo muội nghĩ rằng, nếu như so sánh

    từng giọt sương trong vắt tinh khiết trên lá

    sen thanh sạch ấy với sơn thủy thượng của

    cụ Lục Vũ, không hiểu nước nào sẽ ngon

    hơn nước nào đây? Riêng tôi, nếu được

    chọn lựa, tôi sẽ chọn thứ “thiên thuỷ” trong

    ngần được chắt chiu từ hàng ngàn giọt

    sương long lanh đọng trên lá sen của chúa

    Trịnh Sâm hơn.
    img149

    5.Sau này, khi đã gắn đời mình với nghiệp

    trà, noi gương cổ nhân, bàn chân tôi đi khắp

    nẻo để tìm những nguồn nước quý. Đôi lúc,

    lòng tự hỏi: vậy trong thời buổi hiện nay,

    chúng ta nên chọn nguồn nước nào để pha

    trà? Nước suối bây giờ thì khan hiếm. Nước

    sông giờ bị ô nhiễm quá nặng. Chẳng lẽ lại

    ra giữa sông Hồng nước đục ngầu hay giữa

    sông Tô Lịch bốc mùi xú uế nồng nặc mà

    pha trà à? Còn nước mưa, nhất là nước

    mưa ở thành phố? Cũng không ổn. Trong

    tình trạng các nhà máy công nghiệp san sát

    mọc lên. Rồi chất thải của ô tô, xe máy,

    khiến cho lượng bụi trong không khí quá

    nhiều, đặc biệt là là lượng a xít. Và rồi bất

    chợt, trong một lần cùng cha tôi, nghệ nhân

    trà Trường Xuân, đi khảo sát những cánh

    đồng chè ở huyện Đại Từ (Thái Nguyên), vô

    tình tôi đã phát hiện ra một nguồn nước suối

    tự nhiên vô cùng trong lành và ngọt mát.

    Con suối ấy bắt nguồn từ dãy núi Tam Đảo,

    hoàn toàn tự nhiên, lại xa dân cư ở. Múc

    nước ở chỗ êm đềm nhất của con suối, đun

    sôi bằng ấm đồng, than hoa và hỏa lò, pha

    với trà Tân Cương. Chao ôi! Nước trà trong,

    xanh, ong vàng, huơ chén trà ra nắng, cảm

    giác như ai đó vừa thả một giọt mật ong.

    Hương trà thơm mùi cốm. Châm trà ra chén,

    hương cốm lựng lên như vừa mở ào chõ xôi

    nếp cái hoa vàng. Nhấp một ngụm, thấy vị

    đượm xoắn xuýt cả lưỡi. Nhấp ngụm thứ hai

    đã thấy vấn vít trong cổ họng hậu vị ngọt

    bền. Cha tôi bảo: Trà ngon giống như mỹ

    nhân. Hương thơm của trà chính là nhan

    sắc của nàng. Hậu vị ngọt bền chính là vẻ

    đẹp tâm hồn của nàng. Thứ trà ấy pha với

    nước suối ấy, thật đúng là:

    “Nhấp một lần thôi nhớ cả đời
    Uống trà như uống giọt trăng rơi
    Chạm môi chút thành thương nhớ
    Thoáng chút hương đưa đến bồi hồi”.

19 nhận xét:

  1. 1- "Mùi của thịt da, sẽ làm lệch lạc đi hương vị của trà" Câu này rất hay ở chỗ tinh tế và tinh khiết.

    Nhưng bu tui đọc về ấm pha trà thấy nói "Thứ nhất thế Đức gan gà, thứ nhì Lưu Bội, thứ ba Mạnh thần"
    Người Tàu sản xuất ấm Thế Đức để tiến vua, thỉnh thoảng mới sản xuất một mẻ (vì một nước chỉ có một vua dùng). Trong khi nghiền đất, người ta nghiền vào đó một cô gái trinh tiết xinh đẹp !!!

    2- Đủ bộ có 4 câu
    Bán dạ tam bôi tửu
    Bình minh nhất trản trà
    Tam nguyệt nhất dâm độ
    Lương ý bất đáo gia

    Hehehe ...Nhờ nhà Hán học TTM dich hộ

    Trả lờiXóa
  2. 半夜三杯酒
    坪明一盞茶
    三月一淫度
    良醫不到家

    坪明一盞茶 (không biết chữ Bình này M viết có đúng không) nhờ bác Bu, Toro đính chính hộ)

    Bán dạ tam bôi tửu
    Bình minh nhất trản trà
    Tam nguyệt nhất dâm độ
    Lương ý bất đáo gia

    Nửa đêm ba chén rượu
    Bình minh một chén trà
    Ba tháng đều yêu "vợ" (yêu vợ thôi nhé)
    Thầy thuốc chẳng đến nhà

    heeeeeee

    Trả lờiXóa
  3. Anh Bu ơi! Dịch xong rồi !!! nhưng không dám nhận là nhà Hán học đâu nhé! thật đấy..

    Trả lờiXóa
  4. Bicon à! cô sưu tầm nhiều bộ chén trà lắm, vì cô yêu trà mà.
    Cám ơn đã đưa bài dễ thương này về.

    Trả lờiXóa
  5. Bài viết rất hay và chắc là người nghiện trà nên mới viết được như vậy.
    Chỉ là em thấy trình bày sin sít quá mắt đọc hơi khó chịu.
    Xin phép anh em còm 1 câu ở đây vì chị TTM có giới thiệu em qua đọc bài thơ chị ấy dịch.
    :)

    Trả lờiXóa
  6. Đồng ý với Tử! Bicon ơi! Cô nói hoài mà Bicon không nghe, thôi thi lại nhé Bicon à!

    Trả lờiXóa
  7. 1- 三月一淫度 Tam nguyệt nhất dâm độ, bạn dịch "ba tháng đều yêu vợ" không rõ ý. Vợ thì phải yêu suốt đời chứ đâu chỉ ba tháng. Còn nếu yêu theo nghĩa sinh hoạt vợ chồng thì liên tục ba tháng chắc phải mời thầy thuốc ở luôn trong nhà chứ lương y bát đáo gia thì nguy lắm. Hehehe

    2- Chữ bình trong "BÌNH MINH" không có bộ thổ (Theo Đào Duy Anh). mà phải dùng chữ bình 平 với nghĩa là: Ngay thẳng, bằng phẳng, bằng, đều nhau, yên ổn, phẳng lặng, sửa cho bằng, dẹo cho yên.

    Trả lờiXóa
  8. CG ơi, đi Chôm mà, Bi chẳng dám ....Gõ lại bằng font chữ Yêu đâu! Heeeeee

    Trả lờiXóa
  9. Anh Bu ơi, Bi có học tiếng TQ hồi còn nhỏ kia. Nhưng không hiểu chữ Hán siêu và sâu sắc như Anh và CG.
    Nghe Anh phân tích, CG bình, Bi thiên về anh Câu này.
    Câu này: Nghĩa Hẹp chắc phải là người Đàn Ông mẫu mực, ngày xưa; hoặc là ....ham công việc của CTY. Còn nghĩa Rộng: Nghĩa vụ Thuế Má với người Vợ Yêu phải... đều đặn, đúng ....hạn và suốt đời.
    (PC của Bi không hiện được chữ Hán-toàn là Ô vuông, vả lại Bi cũng chẳng đọc được trực tiếp, toàn phải nhờ Google thôi!)
    Học trò BI bái phục Anh Bu và CG nhá!

    Trả lờiXóa
  10. Có lẽ vậy! Bi đọc nhiều Tâm sự về Trà, Bi rất yêu bài Entry này, cho dù Bi không nghiện Trà, nhưng vẫn thấy hương Trà, vị Trà, cảm nhận thấy... Quê hương hồi thơ ấu của Bi trong bài Entry này....

    Trả lờiXóa
  11. Ping ra một trà.....
    Đấy CG ơi Google dịch đấy! Heeeeeeeeeee Bi bó tay.Com luôn

    Trả lờiXóa
  12. * Nàng TTM (nhầm to, cô giáo mới đúng) là người Hán thứ thiệt nhưng nàng (lại nhầm) bảo chỉ biết đọc, biết nói (cãi nhau với người Tàu được) chớ không biế viết.
    Cho nên cô nhầm chữ BÌNH là phải thôi. Chữ BÌNH trong BÌNH MINH không có bộ thổ như bu đã nói ở còm trước
    * Trình độ trà của BICON quá siêu luôn, phải gọi ông là TRÀ SƯ mới được,

    Trả lờiXóa
  13. Doc duoc mot bai hay thay vui vui trong long. Cam on Bi nhe.

    Trả lờiXóa
  14. Heeeeeeeeee Cảm tạ Anh Bu, Bicon mới chập chững trong hồn ...Trà Đạo!

    Trả lờiXóa
  15. Cám ơn anh Bu nhé! Cô giáo cũng phải học lại thôi! hihi.

    Trả lờiXóa
  16. Cảm ơn NY, đáng lẽ ra khi đọc, Bi còn mời NY chén Trà Tân Cương nữa cơ....Heeeeeeee

    Trả lờiXóa
  17. Bài dịch mới CG ơi

    "...Mai sớm một tuần trà.
    Canh khuya dăm chén rượu.
    Mỗi ngày mỗi được thế,
    Thầy thuốc xa nhà ta...."

    Trả lờiXóa