- Những kiến thức nho nhỏ vui vui mà có thể chúng ta chưa biết.
1. Khi bạn bị sét đánh trúng, làn da của bạn bị đốt cháy ở nhiệt độ 28.000˚C, khủng khiếp hơn cả nhiệt độ trên bề mặt của Mặt Trời.
2. Mỗi lần hắt hơi, trái tim của bạn sẽ ngừng đập một giây.
3. Tất cả hành tinh trong hệ mặt trời đều quay ngược chiều kim đồng hồ trừ sao Kim.
4. Khi sinh ra, mọi đứa trẻ đều mù màu.5. Nếu bị mù một mắt, bạn sẽ chỉ mất khoảng 1 phần 5 thị lực mà thôi.
6. Nếu bị nhốt trong phòng kín thì bạn sẽ chết vì nhiễm độc CO2 trước khi chết vì thiếu ôxy.
7. Khi áp vỏ sò vào tai, bạn tưởng là mình nghe thấy tiếng biển nhưng thực ra đó là âm thanh máu đang chảy qua các huyết quản được khuếch đại mà thôi. Nếu sử dụng bất kỳ vật gì có dạng hình cốc, bạn cũng sẽ thấy hiệu ứng tương tự.8. Khi chúng ta còn sống, não có màu hồng, còn khi chết đi, nó sẽ chuyển thành màu xám.
9. Một người bình thường sẽ chết vì thiếu ngủ nhanh hơn so với chết vì đói. Bạn có thể nhịn đói trong vài tuần nhưng chỉ có thể cầm cự trong khoảng 10 ngày không ngủ.
10. Chim ruồi là loài sinh vật duy nhất có thể bay lùi.11. Mắt của đà điểu còn lớn hơn não của chúng.
12. Con gián có thể sống đến 9 ngày mà không có đầu cho đến khi chúng chết vì đói.
13. Thực ra lông của gấu trắng Bắc Cực không phải màu trắng mà là trong suốt và có thể đổi màu tùy theo điều kiện thời tiết.14. Tất cả tôm khi sinh ra đều là giống đực rồi sau đó sẽ chuyển giới tính khi chúng trưởng thành.
15. Lạc đà có đến 3 mí mắt và một lớp lông mi đặc biệt dài để giữ cho cát không bay vào mắt chúng khi có bão cát xảy ra.
16. Cá heo không bao giờ uống nước mà chúng bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể qua số thức ăn mà chúng ăn bởi vì uống nước biển sẽ khiến chúng bị bệnh hoặc chết.
Khoa hoc nay hay, lạ lam day Bicon ui. Hinh minh hoa de zuơng.
Trả lờiXóaCam on Bicon cung cap nhieu kien thuc ma kg nghi toi bao gio. Hehe.
Thích mỗi con chim và hoa..
Trả lờiXóaLoài cá này có thân hình kỳ dị: dáng người cong queo, mồm hình ống, mắt lồi, ngực lép, bụng ỏng, đuôi nhỏ xíu... bơi lắc lư, nhưng quý, hiếm. Được người đời xưa nay coi như là một vị thuốc bổ, dùng ngâm rượu, có thể giúp cho sức khỏe... của đấng mày râu thêm khỏe....
Trả lờiXóaChuyện tự tình, sinh nở của cá ngựa cũng lạ: Con cá ngựa cái đẻ trứng, còn cá ngựa đực thì... đẻ con.
Bụng cá ngựa đực thường to hơn bụng cá cái. Đặc biệt, ở duới bụng cá ngựa đực có một cái túi, được cấu tạo bằng hai lớp da mỏng. Mặt trong của cái túi này có vô số mạch máu nhỏ li ti...
Cá ngựa trưởng thành, được 1-2 năm tuổi, là quãng đời có sức khỏe sinh sản tốt nhất. Cá ngựa cái đẻ trứng, mỗi năm khoảng 10 lứa. Mỗi lứa khoảng 100 đến 1.000 trứng. Lứa đầu ít, sau nhiều dần lên.
Vào thời điểm cá ngựa cái chuyển dạ đẻ trứng, nó tìm đến với cá ngựa đực (thường vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối). Khởi đầu, là cuộc đuổi bắt lẫn nhau, chúng di chuyển liên tục. Rồi, cá ngựa đực mở rộng miệng túi (dưới vây hậu môn), cho cá ngựa cái đẻ trứng vào túi, đồng thời phóng tinh dịch thụ tinh cho trứng. Và, kể từ lúc đó, nó bắt đầu thời kỳ mang "bầu". Suốt thời gian mang "bầu" này, ổ trứng nằm trong túi cá ngựa đực dần dần phát triển thành phôi, và được cá đực nuôi dưỡng bằng việc cung cấp dinh dưỡng thông qua các mạch máu nhỏ li ti (như thể những dây rốn...) ở bên trong thành túi. Cái bụng chửa của cá đực ngày càng phình to, nặng nề. Nó lặn xuống sâu hơn, lộ rõ vẻ nặng nhọc, ít vận động, ít ăn.
Thời gian cá ngựa đực mang "bầu"- vừa đủ cho ổ trứng nở thành các cô, chú cá ngựa con, thường là khoảng 10-12 ngày (trong điều kiện nhiệt độ nước biển nơi nó đang sống với cái bụng chửa vào khoảng 28-30 0C), hoặc 16-18 ngày (nếu nhiệt độ nước là 20-220C). Đến khi trứng nở thành cá con, thì cá ngựa đực chuyển dạ - nó cũng phải trải qua cuộc "vượt cạn" nhọc nhằn, giống như tất cả những người làm mẹ khác của muôn loài...
Nếu bạn nuôi cá ngựa giống trong bể nhân tạo, thì nên nhớ, ngay sau khi cá ngựa đực vừa đẻ xong, phải vớt nó sang bể khác. Nếu để sống chung, có thể nó sẽ ăn thịt những cá con bé xíu đó.
Thói ăn thịt bạn tình sau khi giao hợp là đề tài nóng sốt của giới khoa học từ năm 1984. Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Cornell và Đại học Texas ở Austin giả định rằng, tập tính này hình thành là do những con đực của một số loài sẽ được lợi hơn về mặt tiến hóa, nếu để cho bạn tình ăn thịt. Thân xác của chúng sẽ “vỗ béo” cho con cái, để chúng nuôi hậu duệ (mang gene của “kẻ hy sinh”) tốt hơn và sẽ cho ra những con đực ưu việt hơn về mặt sinh học. Nhưng nhà sinh học Jay Gould của Đại học Harvard Stephen lại công kích lập luận này, gọi nó là một “ví dụ điển hình về cách các nhà sinh học đáng giá quá cao quyền năng và phạm trù của chọn lọc tự nhiên, khi cố gắng gán ghép ý nghĩa cho hành động ăn thịt bạn tình”. Theo Gould, thói ăn thịt bạn tình quá hiếm để chúng ta phải bận tâm đến nó. Những con cái ăn con đực chẳng qua chúng hiểu lầm đây là con mồi, một hành vi rất đơn giản, không cần nghiên cứu dông dài.
Trả lờiXóaCon bọ ngựa chuẩn bị giao phối. Nó sẽ may mắn nếu con bọ ngựa cái không đói
Một cú nhảy hết sức liều mạng để thể hiện tình yêu và lòng dũng cảm, nhưng cũng đồng thời báo trước một kết thúc không có hậu
Phút sự thật phũ phàng sắp sửa diễn ra. Kẻ háu tình sẽ hiểu thế nào về cái giá phải trả
Khi việc giao hợp đã đưa tinh trùng của con đực vào cơ thể con cái, con cái sẽ ngấu nghiến bạn tình
Kết thúc một cuộc tình chóng vánh là đôi cánh và xác con đực mỗi thứ một nơi. Chỉ còn lại gene là tồn tại
Cá Ngựa ĐỰC ác ác là... ác.!
Trả lờiXóaCon người giống female đẻ một hơi 100 quả trứng - 50 con lên rừng, 50 con xuống biển.. mà có ăn xịt của con nào đâu..
hix xxxx Cá Ngựa ĐỰC của Bicon ác ác là..
Con bọ ngựa Female của Bicon cũng ác ác là...
Trả lờiXóaAi làm Vua CG ơi? khi 50 lên Rừng, 50 xuống Biển....Heeeeeeeee
Trả lờiXóaCô giáo chỉ thuộc bài đến đó thôi. Bicon ơi!
Trả lờiXóaBây giờ Cô lại tiếp tục đi ... giảng bài nữa đây. hiiiiiiiiiiii
2. Rệp nước
Trả lờiXóaSau khi giao phối, con rệp nước cái sẽ đẻ trứng đã thụ tinh lên lưng của con đực. Những quả trứng này được gắn vào lưng của rệp đực bằng một lớp keo dính đặc biệt. Rệp đực sẽ phải mang 150 quả trứng trên lưng trong vòng 3 tuần trước khi trứng nở thành rệp con.
Những con rệp đực là những ông bố rất có nghĩa vụ. Chúng bảo vệ trứng rất cẩn thận và thường xuyên phơi trứng trong không khí để tránh bị ẩm mốc”, tiến sĩ Scott Forbes, nhà sinh vật học thuộc trường Đại học Winnipeg (Canada), đánh giá.
3. Khỉ đuôi sóc
Khỉ đuôi sóc bố ở Nam Phi không chỉ chăm sóc và cho khỉ con ăn, chúng còn đóng vai trò là một “hộ lý” trong khi khỉ đuôi sóc mẹ sinh con. Khỉ đuôi sóc mẹ thường đẻ sinh đôi hai lần trong một năm, nên công công việc của khỉ bố là chăm sóc cho khỉ con mới đẻ cho đến khi khỉ mẹ phục hồi sau khi sinh.
Ngoài ra, khỉ đuôi sóc bố cũng tham gia nuôi con cùng với khỉ mẹ cho tới khi chúng trưởng thành và có thể sống tự lập.
4. Đà điểu Rhea
Đối với phần lớn các loài chim, nhiệm vụ chăm sóc con thường thuộc về con mái, nhưng điều này không đúng với loài đà điểu Rhea ở Nam Mỹ. Đà điểu Rhea mái giao phối với nhiều con trống trong mùa sinh sản và nó sẽ đẻ trứng vào tổ của một một con đà điểu trống. Sau đó, con trống sẽ ấp trứng trong vòng 6 tuần và chăm sóc những con đà điểu con sau khi nở.
Đà điểu Rhea trống thường trở nên hung dữ hơn trong thời kỳ nuôi con. Chúng có thể tấn công bất cứ động vật nào, kể cả đà điểu mái, có ý định tiếp cận những con đà điểu mới nở.
5. Ếch sủa
Thêm nữa hả Bicon! Hình đẹp. Để dành học lại sau nhé.
Trả lờiXóa