Xưa nay nhiều người đã biết ông Đội Năm cùng một số đồng ngũ của ông, những người lính thợ Việt Nam Pháp tuyển chọn sang Pháp, phục vụ hậu cần trong quân đội Pháp. Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất (1914-1918) kết thúc, mãn hạn lính trở về nước, lên Thái Nguyên khai hóa vùng rừng núi hoang vu thành đồn điền. Lập ấp Tân Cương, mở trường dạy học, xẻ đường giao thông, tiên phong sang Phú Thọ theo sự chỉ dẫn và có phần tài trợ kinh phí của cụ Nghè Sổ, tìm chọn giống chè về trồng trên đất Tân Cương, dưới núi Guộc, dựng xưởng chè, sao xấy, chế biến thành công chè Tân Cương thơm ngon nổi tiếng. Năm 1935 mang đi thi tại đấu xảo Hà Nội đã đoạt giải Nhất. Để có được loại chè thượng hảo hạng này các nghệ nhân phải làm rất công phu, tuân theo một quy trình kỹ thuật liên hoàn cực kỳ nghiêm ngặt. Trước hết, người ta phải chọn những thôn nữ hái chè nhanh nhẹn có đôi bàn tay khéo léo hái tuyển chọn những búp chè non đạt tiêu chuẩn “một tôm, hai lá” (nõn non trên cùng còn cuộn tròn và hai lá non kế tiếp phía dưới). Sau đó chè phải được rang ngay trên chảo gang đã được đánh rửa sạch bóng, đặt trên lò đun bằng củi khô nỏ, lửa cháy rừng rực. Khi búp chè đã được đảo chín đều, có màu xanh như rau muống non chần qua nước sôi, người ta cho chè ra vò trên bàn gỗ hoặc nong tre sạch sẽ. Qua bàn tay khéo léo của thợ vò, các búp chè non xoăn tít lại. Sau đó, lại đưa chè vào chảo rang lần thứ hai cho chè ráo đều rồi đổ chè ra vò và rắc lên phên tre đan mắt sàng (tương tựu như phên phơi bánh đa) đặt ở giàn thoáng gió và không có nắng. Nhờ sức gió các búp chè từ từ uốn cong lại nhu hình móc câu. Đến đây, người ta đưa chè vào sấy trên trảo tôn uốn hình chữ U đáy hồng than củi, trên miệng chảo lắp một trục quay có gắn 4 cánh bằng lưới thép nhỏ để quay chảo nhẹ chè cho khô. Khi chè đã khô kiệt, ta đổ chè ra khỏi chảo tôn để lấy hương trên chảo đồng được đúc bằng một loại đồng đặc biệt không bị oxy hóa. Loại chảo này có khối lượng và thể tích lớn hơn chảo gang, đáy bằng, miệng rộng. Với bàn tay điệu nghệ của mình, người thợ nhẹ nhàng xoa chè trên chảo vừa đủ nhiệt than hồng để chè lên hương và dậy mốc xanh mà cánh chè không hề bị gãy. Cuối cùng, ta có được một loại chè như mong muốn: mốc xanh, hương cốm, xoăn hình móc câu. Từ đây, chè móc câu Tân Cương thứ thiệt ra đời đóng gói trong giấy in nhãn hiệu: “nước xanh, cánh nhỏ, chè con hạc” bay ra thị trường trong nước và thế giới xưa nay và mai sau. Giờ đây, Tân Cương không còn sao chế chè thủ công như ngày xưa nữa, người ta dùng điện để điều khiển các thiết bị chuyên dùng máy vò, lò quay… để cho ra lò chè khô đặc sản Tân Cương. Tuy hình thức có phần đôi chút khác xưa. Riêng chất lượng vĩnh hằng không đổi. Chiều quang thấm thoắt thoi đưa non ba vạn sáu ngàn ngày, bất chấp mọi biến thiên lịch sử, nước non binh hỏa, thăng trầm, qua không gian và xuyên suốt thời gian, làng nghề chè truyền thống: “Tân Cương đệ nhất danh trà” không nơi nào sánh nổi trong cõi người ta đã, đang và sẽ trường tồn vĩnh cửu với hương vị chè Tân Cương độc nhất vô song muôn thủa mãi lưu truyền tích tụ, thăng hoa.
Nhất định Bicon phải gửi cho Cô 1 gói chè Tân Cương loại móc câu ngon ngon đó Bicon nhé, bán hàng qua mạng đi Bicon ơi! Mun đen thui chỉ mua 1000 đồng chè, chứ Cô thì sẽ mua 1 gói đó (một mình uống một gói cũng lâu lắm.... hihi.)
Ui, trà xanh ngát, Thai Nguyen dep qua anh Bi oi. Anh quang cao hap dan qua, em chi co 1ngan dong, mua 2 lá trà ok chu anh Bi. Hehe. Tiec la em kg biet, kg uong duoc tra va cafe do. Anh kg ban hang qua mạng ngay cho co giáo 1 ky tra hao hang kia. Khakha
Yên Bái công bố dẹp bỏ hoàn toàn nạn chè bẩn 23:11 PM 22/08/2011 Ông Trần Đức Lâm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Yên Bái cho biết tình trạng sản xuất chè sử dụng cháo làm chất phụ gia hoặc cho các tạp chất khác vào chè hiện đã được dẹp bỏ hoàn toàn. >> Hệ lụy từ “chè bẩn” trong cuộc chơi toàn cầu >> “Cuộc chiến” chè bẩn >> Rùng mình chè bẩn! Tuy nhiên, khi được hỏi về số lượng chè cháo đã sản xuất trước đây liệu có còn lưu hành trong dân không, ông Lâm cho biết điều này không thể khẳng định được vì rất có thể một số lượng nhỏ vẫn được giấu ở các gia đình nên cơ quan chức năng khó kiểm soát nổi.
Yên Bái thiêu hủy 5 tấn chè "bẩn". (Ảnh: Đức Tưởng/TTXVN)
Ngay khi báo chí thông tin về nạn chè bẩn ở Yên Bái, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã có Công điện khẩn số 06/CĐ-UBND yêu cầu các ngành chức năng chấn chỉnh ngay hoạt động sản xuất, chế biến chè nhằm nâng cao chất lượng sản xuất, chế biến chè trên địa bàn.
Thực hiện công điện này, Ủy ban Nhân dân các huyện đã tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền vận động người làm chè thu hái, chế biến chè đảm bảo chất lượng; đồng thời chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn thường xuyên kiểm tra, kiểm soát không để tình trạng thu mua, chế biến chè không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh chủ trì, phối hợp các ngành liên quan thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành, tiến hành kiểm tra tình hình thu mua, chế biến chè của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn, xử lý nghiêm vi phạm về chế biến chè theo quy định.
Đặc biệt, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái với vai trò thường trực Ban Chỉ đạo 127 về chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại đã thành lập đội liên ngành đồng loạt tiến hành kiểm tra hoạt động thu mua, chế biến, vận chuyển chè, nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các cơ sở chế biến chè không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để xử lý kịp thời.
Qua kiểm tra, Đoàn kiểm tra liên ngành đã phát hiện và xử phạt 15/20 cơ sở chế biến vi phạm như doanh nghiệp Sơn Tim bị phạt 1.950.000 đồng, doanh nghiệp Thành Tân 4.000.000 đồng, hợp tác xã Xuân Anh 16.950.000 đồng; thu giữ buộc tiêu hủy gần 8 tấn chè khô...
Thực tế cho thấy ở các vùng chè mà cách đây chừng 1 tháng có thể nói là vùng "nhà nhà, người người sản xuất chế biến chè" nay đã không còn thấy chè phơi trên mặt đường, sân phơi nữa.
Chủ một gia đình thuộc xã Chấn Thịnh, huyện Văn Chấn trước đây mỗi ngày thu mua 2-3 tấn chè búp tươi để chế biến chè tầm, nay đã nghỉ việc hoàn toàn.
Một người dân ở xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên cho biết trước kia người ta đặt mua chè tầm có cho cháo vào làm phụ gia, nay họ không mua nữa nên phải chuyển sang chế biến chè xanh để bán
http://youtu.be/95-zSxqUGfw
Trả lờiXóaXưa nay nhiều người đã biết ông Đội Năm cùng một số đồng ngũ của ông, những người lính thợ Việt Nam Pháp tuyển chọn sang Pháp, phục vụ hậu cần trong quân đội Pháp. Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất (1914-1918) kết thúc, mãn hạn lính trở về nước, lên Thái Nguyên khai hóa vùng rừng núi hoang vu thành đồn điền. Lập ấp Tân Cương, mở trường dạy học, xẻ đường giao thông, tiên phong sang Phú Thọ theo sự chỉ dẫn và có phần tài trợ kinh phí của cụ Nghè Sổ, tìm chọn giống chè về trồng trên đất Tân Cương, dưới núi Guộc, dựng xưởng chè, sao xấy, chế biến thành công chè Tân Cương thơm ngon nổi tiếng. Năm 1935 mang đi thi tại đấu xảo Hà Nội đã đoạt giải Nhất.
Để có được loại chè thượng hảo hạng này các nghệ nhân phải làm rất công phu, tuân theo một quy trình kỹ thuật liên hoàn cực kỳ nghiêm ngặt. Trước hết, người ta phải chọn những thôn nữ hái chè nhanh nhẹn có đôi bàn tay khéo léo hái tuyển chọn những búp chè non đạt tiêu chuẩn “một tôm, hai lá” (nõn non trên cùng còn cuộn tròn và hai lá non kế tiếp phía dưới). Sau đó chè phải được rang ngay trên chảo gang đã được đánh rửa sạch bóng, đặt trên lò đun bằng củi khô nỏ, lửa cháy rừng rực. Khi búp chè đã được đảo chín đều, có màu xanh như rau muống non chần qua nước sôi, người ta cho chè ra vò trên bàn gỗ hoặc nong tre sạch sẽ. Qua bàn tay khéo léo của thợ vò, các búp chè non xoăn tít lại. Sau đó, lại đưa chè vào chảo rang lần thứ hai cho chè ráo đều rồi đổ chè ra vò và rắc lên phên tre đan mắt sàng (tương tựu như phên phơi bánh đa) đặt ở giàn thoáng gió và không có nắng. Nhờ sức gió các búp chè từ từ uốn cong lại nhu hình móc câu. Đến đây, người ta đưa chè vào sấy trên trảo tôn uốn hình chữ U đáy hồng than củi, trên miệng chảo lắp một trục quay có gắn 4 cánh bằng lưới thép nhỏ để quay chảo nhẹ chè cho khô. Khi chè đã khô kiệt, ta đổ chè ra khỏi chảo tôn để lấy hương trên chảo đồng được đúc bằng một loại đồng đặc biệt không bị oxy hóa. Loại chảo này có khối lượng và thể tích lớn hơn chảo gang, đáy bằng, miệng rộng. Với bàn tay điệu nghệ của mình, người thợ nhẹ nhàng xoa chè trên chảo vừa đủ nhiệt than hồng để chè lên hương và dậy mốc xanh mà cánh chè không hề bị gãy. Cuối cùng, ta có được một loại chè như mong muốn: mốc xanh, hương cốm, xoăn hình móc câu. Từ đây, chè móc câu Tân Cương thứ thiệt ra đời đóng gói trong giấy in nhãn hiệu: “nước xanh, cánh nhỏ, chè con hạc” bay ra thị trường trong nước và thế giới xưa nay và mai sau. Giờ đây, Tân Cương không còn sao chế chè thủ công như ngày xưa nữa, người ta dùng điện để điều khiển các thiết bị chuyên dùng máy vò, lò quay… để cho ra lò chè khô đặc sản Tân Cương. Tuy hình thức có phần đôi chút khác xưa. Riêng chất lượng vĩnh hằng không đổi.
Chiều quang thấm thoắt thoi đưa non ba vạn sáu ngàn ngày, bất chấp mọi biến thiên lịch sử, nước non binh hỏa, thăng trầm, qua không gian và xuyên suốt thời gian, làng nghề chè truyền thống: “Tân Cương đệ nhất danh trà” không nơi nào sánh nổi trong cõi người ta đã, đang và sẽ trường tồn vĩnh cửu với hương vị chè Tân Cương độc nhất vô song muôn thủa mãi lưu truyền tích tụ, thăng hoa.
Cô đưa clip về cho bạn bè cùng xem nè.
Trả lờiXóaNhất định Bicon phải gửi cho Cô 1 gói chè Tân Cương loại móc câu ngon ngon đó Bicon nhé, bán hàng qua mạng đi Bicon ơi!
Trả lờiXóaMun đen thui chỉ mua 1000 đồng chè, chứ Cô thì sẽ mua 1 gói đó (một mình uống một gói cũng lâu lắm.... hihi.)
Mà quảng cáo quá, nếu không ngon thì bị phạt đấy nhé.
Trả lờiXóaBài hát về Thái nguyên!
Trả lờiXóaCảm ơn CG cùng Bi Quảng cáo, đánh ...bẹp chiến dịch làm Bẩn Trà Tân Cương, Trà Việt Nam!
Trả lờiXóaChè ngon và đẹp CG nhỉ?
Hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên có diện tích 2.500ha, sức chứa 160 triệu – 200 triệu m3 nước, chức năng chính của hồ là cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dân sinh của TP Thái Nguyên, Thị xã Sông Công, vùng nông nghiệp khu vực hạ lưu sông Công. Đây cũng là Khu du lịch trọng điểm quốc gia, khu du lịch sinh thái, bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa dân tộc, bảo vệ đa dạng sinh học.
Trả lờiXóaBicon yêu Thái Nguyên nhỉ?
Trả lờiXóaỞ Thái Nguyên lận à?
Trả lờiXóaTại đây Bi học từ lớp 2 đến lớp 10, sau đó đi Bulgaria.....Hiện tại Bố Mẹ vợ đang ở Thái Nguyên mà!
Trả lờiXóaNơi nào mình lớn lên thì nơi đó đáng yêu quá đi chứ Bicon nhỉ?
Trả lờiXóaUi, trà xanh ngát, Thai Nguyen dep qua anh Bi oi.
Trả lờiXóaAnh quang cao hap dan qua, em chi co 1ngan dong, mua 2 lá trà ok chu anh Bi. Hehe. Tiec la em kg biet, kg uong duoc tra va cafe do. Anh kg ban hang qua mạng ngay cho co giáo 1 ky tra hao hang kia. Khakha
Bicon muốn tự tay pha trà Tân Cương cho CG cơ! Mun giống Bi không uống trà buổi tối! Hiiiiiiiiiiii Không ngủ được thì....Nguy!
Trả lờiXóaKhông cho Bống - Bống đốt nhà đấy
Trả lờiXóaМоля ти се, не запалвай моята къща! Ще ти дам и чай и още какво желаеш ти!
Trả lờiXóaGhiChú: Đã sửa chính tả!
Chơi xấu, dùng ngôn ngữ ít người biết.. ! mất công vào google lắm.
Trả lờiXóaТвоята къща ще стане пепел ако нямам чай - Хаааааааааааааа
Trả lờiXóaМоля ти се
Trả lờiXóaДа! Моля ти се! Хааааааааааааа
Trả lờiXóaBicon ơi! làm sao cho hết nạn này..!!!
Trả lờiXóahttp://dantri.com.vn/c76/s76-499862/rung-minh-che-ban.htm
Yên Bái công bố dẹp bỏ hoàn toàn nạn chè bẩn
Trả lờiXóa23:11 PM 22/08/2011
Ông Trần Đức Lâm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Yên Bái cho biết tình trạng sản xuất chè sử dụng cháo làm chất phụ gia hoặc cho các tạp chất khác vào chè hiện đã được dẹp bỏ hoàn toàn. >> Hệ lụy từ “chè bẩn” trong cuộc chơi toàn cầu >> “Cuộc chiến” chè bẩn >> Rùng mình chè bẩn!
Tuy nhiên, khi được hỏi về số lượng chè cháo đã sản xuất trước đây liệu có còn lưu hành trong dân không, ông Lâm cho biết điều này không thể khẳng định được vì rất có thể một số lượng nhỏ vẫn được giấu ở các gia đình nên cơ quan chức năng khó kiểm soát nổi.
Yên Bái thiêu hủy 5 tấn chè "bẩn". (Ảnh: Đức Tưởng/TTXVN)
Ngay khi báo chí thông tin về nạn chè bẩn ở Yên Bái, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã có Công điện khẩn số 06/CĐ-UBND yêu cầu các ngành chức năng chấn chỉnh ngay hoạt động sản xuất, chế biến chè nhằm nâng cao chất lượng sản xuất, chế biến chè trên địa bàn.
Thực hiện công điện này, Ủy ban Nhân dân các huyện đã tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền vận động người làm chè thu hái, chế biến chè đảm bảo chất lượng; đồng thời chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn thường xuyên kiểm tra, kiểm soát không để tình trạng thu mua, chế biến chè không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh chủ trì, phối hợp các ngành liên quan thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành, tiến hành kiểm tra tình hình thu mua, chế biến chè của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn, xử lý nghiêm vi phạm về chế biến chè theo quy định.
Đặc biệt, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái với vai trò thường trực Ban Chỉ đạo 127 về chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại đã thành lập đội liên ngành đồng loạt tiến hành kiểm tra hoạt động thu mua, chế biến, vận chuyển chè, nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các cơ sở chế biến chè không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để xử lý kịp thời.
Qua kiểm tra, Đoàn kiểm tra liên ngành đã phát hiện và xử phạt 15/20 cơ sở chế biến vi phạm như doanh nghiệp Sơn Tim bị phạt 1.950.000 đồng, doanh nghiệp Thành Tân 4.000.000 đồng, hợp tác xã Xuân Anh 16.950.000 đồng; thu giữ buộc tiêu hủy gần 8 tấn chè khô...
Thực tế cho thấy ở các vùng chè mà cách đây chừng 1 tháng có thể nói là vùng "nhà nhà, người người sản xuất chế biến chè" nay đã không còn thấy chè phơi trên mặt đường, sân phơi nữa.
Chủ một gia đình thuộc xã Chấn Thịnh, huyện Văn Chấn trước đây mỗi ngày thu mua 2-3 tấn chè búp tươi để chế biến chè tầm, nay đã nghỉ việc hoàn toàn.
Một người dân ở xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên cho biết trước kia người ta đặt mua chè tầm có cho cháo vào làm phụ gia, nay họ không mua nữa nên phải chuyển sang chế biến chè xanh để bán
CG ơi HT dịch nhá: Bống Yêu quí ơi, Đừng phóng hỏa Nhà Bi nhá, Bi sẽ thưởng ngoài Trà Tân Cương ra, Bống thích gì...thưởng luôn cái ...ấy!
Trả lờiXóaHaaaaaaaa
Trà Tân Cương luôn tin tưởng và .......Sạch-Sau chiến dịch làm bẩn của ....Hội Bẩn cả Người, cả Tính!
Trả lờiXóaChén chè của Bicon xinh xinh..
Trả lờiXóaMình nghiện trà Bi à. Không uống nước lọc được. Nghe tiếng " danh trà tân Cương" thích quá, mong có dịp được thưởng thức.
Trả lờiXóaCảm ơn NY đã Quảng cáo cho Trà Bicon, sẽ có thưởng. Bạn bấm số 09820xxxxxx để nhận thưởng-Trà thứ thiệt Bicon....Heeeee
Trả lờiXóa