...




Kỉ niệm đẹp, ngày nào với Multiply!





Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2011

Hồ Núi Cốc

    NTO - Hồ Núi Cốc - Danh thắng nổi tiếng ở Thái Nguyên

         Khu du lịch hồ Núi Cốc nằm trên địa bàn huyện Đại Từ, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 15km về hướng Tây Nam. Nơi đây nổi tiếng bởi nét đẹp thiên tạo tự bao năm nay và bởi cả sắc màu huyền thoại của truyền thuyết nàng Công - chàng Cốc. Ði theo tỉnh lộ Ðán - Núi Cốc trải nhựa phẳng phiu, uốn lượn qua những cánh đồi chè mát mắt, xanh non là tới khu du lịch Núi Cốc. Hồ nằm giữa một khung cảnh thiên nhiên kỳ thú sơn thủy hữu tình, phía Tây hồ là dãy núi Tam Đảo xanh thẫm, phía Đông hồ là vùng chè đặc sản Tân Cương với những đồi chè san sát xanh khiến du khách ngẩn ngơ say. Đi thuyền trên mênh mông mặt hồ, du khách sẽ được đắm chìm trong câu chuyện tình lãng mạn của hồ Núi Cốc.

    NTO - Hồ Núi Cốc - Danh thắng nổi tiếng ở Thái Nguyên

    Huyền thoại kể rằng: Dưới chân dãy núi Tam Đảo có chàng trai nghèo tên là Cốc có tài thổi sáo. Một năm hạn hán, chàng Cốc tìm đến nhà quan lang vùng núi Ba Lá làm thuê. Quan lang giao cho chàng việc chăn đàn trâu trong rừng. Thui thủi nơi rừng sâu, núi thẳm, nhớ quê hương, chàng Cốc đem sáo ra thổi. Tiếng sáo da diết, cô đơn đã khiến nàng Công, con gái yêu của quan lang xúc động. Theo tiếng sáo nàng đã tìm đến với chàng. Quan lang biết chuyện tìm cách hại chàng Cốc. Chàng được lệnh vào khu rừng có nhiều thú dữ để tìm ngà voi và sừng tê, quan lang hy vọng đàn thú dữ sẽ xé xác chàng Cốc, nhưng khi nghe tiếng sáo của chàng không một con thú nào ăn thịt chàng cả.

    NTO - Hồ Núi Cốc - Danh thắng nổi tiếng ở Thái Nguyên

    NTO - Hồ Núi Cốc - Danh thắng nổi tiếng ở Thái Nguyên

    Quan lang tức giận hạ lệnh đốt rừng cho chàng Cốc chết cháy, khi ngọn lửa đang bốc lên thì một cơn mưa lớn trút xuống dập tắt lửa rừng, trong mưa gió chàng Cốc chạy thoát về túp lều của mình, chàng lấy sáo ra thổi. Lần theo tiếng sáo, nàng Công lén dắt ngựa trốn nhà cùng chàng Cốc chạy về quê chàng. Quan lang lệnh cho lũ tôi tớ phải bắt bằng được đôi trai gái. Bị truy đuổi gấp, biết không thể cùng nhau trốn thoát, nàng Công trao ngựa cho chàng Cốc chạy về chân núi Tam Đảo còn mình chịu bị bắt về giam trong hang đá. Trong hang sâu nàng than khóc ngày đêm, nước mắt thành dòng chảy mãi đến một ngày kiệt sức, nàng Công hòa thân mình trong dòng nước chảy đến quê chàng Cốc. Đau đớn khôn cùng, chàng Cốc than khóc, đến một ngày kia chàng gục xuống bên bờ sông hóa núi. Kể tù đó Thái Nguyên có sông Công núi Cốc.

    NTO - Hồ Núi Cốc - Danh thắng nổi tiếng ở Thái Nguyên

    Hồ Núi Cốc là hồ nhân tạo, chắn ngang dòng sông Công. Để tạo nên hồ những người lao đông trong tỉnh và các vùng phụ cận với hàng ngàn , hàng vạn công lao đông công ích - mà ngày xưa người ta thường gọi là đi dân công - tận dụng địa thế núi sông trong khu vực đã cùng nhau đắp đập tạo nên hồ. Nói đúng hơn là nơi đây xưa kia chỉ là một vùng trũng và cái gọi là “hồ” khi ấy thì cũng được xem như một cái ao to ! 

    NTO - Hồ Núi Cốc - Danh thắng nổi tiếng ở Thái Nguyên

    Hồ được khởi công xây dựng năm 1993, hoàn thành cơ bản năm 1994. Hồ gồm một đập chính dài 480m và 6 đập phụ. Diện tích mặt hồ khoảng 25km². Trên mặt hồ rộng mênh mông có tới hơn 89 hòn đảo, có đảo là rừng cây xanh, có đảo là nơi trú ngụ của đàn cò, có đảo là quê hương của loài dê, có đảo có đền Bà chúa Thượng Ngàn, lòng hồ sâu trung bình 35m, dung tích nước hồ khoảng 175 triệu m³. Hòn đảo lớn nhất gọi là đảo Tiên Nằm, phía xa xa là đảo Cò xanh thẫm, nơi ấy mỗi khi hoàng hôn buông xuống, từng đàn cò trắng sải cánh trong chạng vạng trời chiều rồi hạ xuống đậu trắng các vòm cây trên đảo…

    NTO - Hồ Núi Cốc - Danh thắng nổi tiếng ở Thái Nguyên

    Là một thắng cảnh đẹp, một khu du lịch nổi tiếng của Thái Nguyên, hồ Núi Cốc đã và đang là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.


3 nhận xét:

  1. Khu du lịch Hồ Núi Cốc, rất đẹp và chỉ cách nhà Ngoại của tôi có 25km, bao lần lập kế hoạch đưa Bố, Mẹ vợ đi Du lịch Núi Cốc, mà chẳng sao thực hiện được. Ngay cả khi các cụ còn...khỏe! Nay các cụ đã già và yếu, tôi vẫn chẳng thực hiện được...ân hận và đáng trách. Thật chẳng ai như tôi, đứa con Rể bất tài của các Cụ.....

    Trả lờiXóa
  2. Chuyện buồn năm xưa tại Hồ Núi Cốc!
    Lịch sử sân khấu nước nhà có thảm hoạ lớn nhất chưa từng thấy trong thế kỉ 20, đó là hai cái chết tập thể của Đoàn kịch nói Bắc Thái năm 1986 trên hồ Núi Cốc.

    Thảm hoạ vô cùng thương tâm, vì tai nạn không may.
    Bây giờ sau ba mươi năm, khi nỗi đau đã lắng lại mình mới dám kể, cũng là để chia sẻ nỗi buồn với sân khấu nước nhà, ngõ hầu có thể rút được kinh nghiệm để không bao giờ bị mắc phải những sai lầm như thế nữa.
    Khi tai nạn đắm tàu xảy ra năm 1986 khiến Đoàn kịch Bắc Thái lúc đó cùng lúc mất đi 23 người, trong đó có 5 trẻ em. Câu chuyện đau thương vẫn được kể lại như một kỷ niệm buồn, cùng tồn tại với khu nghĩa trang đặc biệt trên vùng sơn thủy của nàng Công và chàng Cốc.
    Đấy là một ngày tháng tám năm 1986, đoàn kịch Bắc Thái ăn mừng thành công của vở kịch Đôi dòng sữa mẹ, hình như kịch bản của Lưu Quang Vũ, kéo nhau đi du thuyền trên hồ Núi Cốc. Hồi này hồ Núi Cốc còn hoang sơ, du thuyền trên hồ là việc chưa quen của ngành du lịch, ai thuê thuyền đi thì có dân phục vụ thôi, mọi phương tiện cứu sinh cả trên bờ lẫn trên thuyền đều không có.

    Những đồn đại thì nói rằng có một cơn lốc lạ đã nhấn chìm chiếc thuyền chở 29 người trong giây lát, không ai trở tay kịp, chỉ có 6 người sống sót, 19 nghệ sĩ đang độ tuổi xuân xanh và tài năng đang độ chín cùng với bốn em nhỏ đã vĩnh viễn không bao giờ trở về.

    Thực ra không có cơn lốc nào cả, thuyền nhỏ người đông, anh em nghệ sĩ thấy cảnh hồ đẹp thì kẻ đứng người ngồi, kẻ chụp ảnh, người đi laị, vào đúng thời điểm thuyền vào cua gấp, ngay lập tức thuyền lật và chìm ngay xuống vực sâu.
    Khi lên đến nơi, vì chỉ có một chiếc tàu nên một nửa đoàn được đưa xuống tàu vãn cảnh trước. Những người còn lại ở trên bờ chờ đi chuyến sau. Hồ Núi Cốc lúc đó vẫn rất hoang sơ, chưa phát triển thành khu du lịch như bây giờ. Tàu không đủ lớn, chỉ có đầu kéo và không đủ tiêu chuẩn an toàn để chở người. Sau khi đi một vòng vãn cảnh, trên đường trở về cách điểm xuất phát vài cây số tàu bị lật đắm.
    29 người trên tàu, ngoài lái tàu, chỉ 6 người trở về. 19 người lớn và 4 trẻ em đã nằm lại nơi lòng hồ. Trong đó có nhiều người là đàn ông khỏe mạnh và bơi giỏi. Họ đã bơi được một đoạn xa nhưng rồi lại quay lại.

    Một số người đã bơi thoát ra khỏi nơi tai nạn nhưng không cầm lòng được bởi tiếng kêu của đồng nghiệp, của người thân, của nhưng em bé đang ngập ngụa trong lòng hồ, đành quay trở laị. Chẳng những không cứu được ai, họ đều chịu chết chung với mọi người. Khi vớt xác lên, nhiều người vẫn còn ôm nhau, níu chặt nhau, rất thương tâm.
    Hiện Đoàn kịch Bắc Thái đã giải tán, các diễn viên được sát nhập vào Đoàn nghệ thuật Thái Nguyên. Khu mộ các nạn nhân năm 1986 trên hồ Núi Cốc vẫn thường xuyên được người thân và khách du lịch thăm viếng. Vào ngày giỗ chung 4/7 âm lịch hàng năm nơi này lại tràn ngập hương hoa. Người xấu số đã vĩnh viễn yên nghỉ, xin thắp một nén hương kính viếng hương hồn các anh chị

    Trả lờiXóa
  3. Thôi chỉ đến ngắm thôi, đừng đi cho lành.

    Trả lờiXóa