(Chôm về tặng Vợ nhân ngày 20/11)
Vợ tôi cũng đã từng làm giáo viên thời bao cấp! Thương chồng, bộ đội xa nhà, đã phải chuyển ngành sư phạm, tình nguyện vào lính để gần chồng, chăm sóc gia đình.
Nhưng mỗi năm đến ngày 20/11, nàng lại bồn chồn, hạnh phúc khi nghe thấy tiếng chuông điện thoại reo lên: Em chúc mừng CG nhé, nhân ngày 20/11!
Cô giáo đã là sỹ quan QĐNDVN, vẫn nghẹn ngào trả lời: Cô cảm ơn các em, lâu quá rồi, cô chẳng còn nhớ bản Giáo án nào nữa! Nhưng cô vẫn nhớ đến các em trong thời kì bao cấp vất vả, cô vẫn nhận được quà của các em! Cô vẫn giữ những tấm thiệp, sổ tay nho nhỏ có những dòng chữ nắn nót của các em....năm nào....
Năm nay....các Cô giáo cùng thời với Vợ tôi, lại quây quần bên nhau nhớ lại...các em học trò nho nhỏ năm xưa trên tầng 17 của ngôi nhà chọc trời giữa Hà Nội.
Tôi là lính, là con rể ngành giáo dục VN năm xưa, xin chúc mừng ngày lễ của các Cô, các Thầy (Trong đó có vợ Tôi)- Mong các Thầy Cô luôn vui, hạnh phúc và luôn vì ....Học Trò vì Tương Lai của Đất nước!
Tội Copy bài viết Nhớ Nghề sau tặng lại cho các Thầy, Cô! Cảm ơn TG đã viết bài này rất cảm động và cần thiết nhân ngày 20/11 năm nay....
Vừa trèo vào mạng, màn hình hiện một lời chào: “Em là Hà, học trò của cô”. Ngực bất chợt cồn lên một làn hơi nóng. Cứ tưởng vào tuổi này nội lực sống đã ít nhiều thâm hậu, lòng dễ dàng bình thản mà sao vẫn dễ xôn xao!
Cô bé, có thể gọi như thế không nhỉ, khi người viết cho tôi giờ đã là người đàn bà ngoài tuổi ba nhăm.
Hơn mười năm qua như một giấc mơ dài. Tỉnh dậy tưởng cuộc đời vẫn thế. Vì học trò học dăm ba buổi mà vẫn nhớ thầy. Và cái tình với nghề nghiệp cũ mà thật ra buổi đầu mình không chọn hóa ra vẫn âm ỉ trong lòng. Vẫn nhớ cảm giác gần như là xuất thần, đến mức mũi cay xộc lên tưởng chừng có một giọt lệ nóng bỏng nào đang muốn trào ra khi đọc cho những người trẻ tuổi một câu thơ vượt thời gian, hay khi bắt gặp giữa bài làm của học trò, giữa những dòng viết khuôn sáo có phần ngô nghê một điều gì rất thật muốn vượt ra ngoài khuôn sáo.
***
Thời tôi đi học chẳng khác bao nhiêu thời tôi đi dạy. Làm nghề dạy học, lại dạy văn như tôi trong điều kiện như thế mà còn đánh động được ở học trò tình yêu văn chương thật sự thì phải nói chẳng dễ. Nói không nghĩ, nghĩ không nói, bao nhiêu thầy cô dạy văn đã tự đẽo gọt mình đi theo phương châm này. Sau này khi gặp lại học trò, nghe những lời học trò kể về mình, tôi tự nghĩ chắc bao nhiêu thành công nghề giáo của mình bắt đầu từ:
1- Sự may mắn được tiếp cận từ khi còn bé với những tác phẩm văn chương đích thực (nhiều tác phẩm hồi ấy còn bị cấm).
2- Sự thành thật, chỉ nói những gì mình tin (điều nói có thể sai, nhưng nhất quyết không phải là nói dối).
3- Đã gặp một vài người thầy cực kỳ đáng trọng về chuyên môn, về nhân cách. Một vài may mắn “phụ gia” khác là về được một trường lấy chuyên môn làm đầu, học trò giỏi và lại lọt vào tốp 4, tức là nhóm giáo viên dạy chuyên văn trung học phổ thông Hà Nội, được làm việc với những đồng nghiệp đáng mặt thầy mình, giàu tuổi và giỏi nghề.
Vậy học trò tôi không hẳn là học trò tôi. Họ là học trò của thầy tôi, của văn chương muôn đời. Tôi được hưởng lộc học trò nhớ và mến là vì lẽ đó.
Còn họ được gì từ văn chương, từ thầy tôi qua tôi?
***
Năm ngoái về thăm nhà, vô tình tôi gặp lại trò cũ. Gần 13 năm xa, đường Hà Nội lúc lên đèn rối rít người xe, làm sao cô học trò lại nhận ra cô giáo cũ qua dáng tôi lập cập qua đường (lập cập không phải vì già, mà vì chưa quen lại với thành phố quê hương hừng hực nhịp sống với tôi hoàn toàn lạ lẫm).
Học trò nhận ra cô giáo, còn cô phút giây đầu ngớ người không biết người đàn bà xinh đẹp đang mừng rỡ ríu rít cô cô em em, lại còn rút điện thoại di động gọi tới tấp cho bà mẹ báo tin “cô con đã về”, cho bạn bè cùng lớp nhắn “cô đây rồi mày ơi”, cho cả ông bồ rằng: “Em về muộn hôm nay. Em vừa gặp lại cô giáo cũ của em mà em vẫn hay kể đấy”.
Từ cuộc gặp ngẫu nhiên, thầy trò tôi đã có một cuộc họp lớp tưng bừng ở một nhà hàng. Thiếu một đôi gương mặt. Một cậu kỹ sư xây dựng không có mặt trong buổi họp lớp, nhưng đáp xe từ tận Quảng Ninh nơi cậu có công trình đang thi công về thăm tôi từ chiều hôm trước.Ngồi giữa đám học trò cũ giờ chẳng còn gì có thể phân biệt được với cô giáo nếu nhìn bằng mắt cận thị như tôi, sao mà nhớ những ngày thầy trò đầm ấm quá.
Những ngày tôi làm việc với một ý thức rõ ràng rằng mình không giỏi hơn học trò, mình chỉ là người hơn học trò vài ba tuổi nên học được trước một đôi điều, và cả đám học trò ngồi kia nghe mình giảng sẽ là thầy của mình không hôm nay thì ngày mai. Đi học không cần sợ thầy nhưng đi dạy biết sợ trò hóa ra cần thiết lắm. Nó buộc người thầy phải học, phải sống sao cho xứng với cái danh ông thầy bà cô trót nhận ở người đời.
***
Khoảng cách mười năm tuổi tác ngày xưa đã là nhỏ thì giờ chẳng còn bao ý nghĩa khi thầy trò gặp lại. Hỏi thăm đời sống, trò cũng như cô hoặc hơn cô, người đời riêng êm ấm đúng chuẩn mực xã hội, người ly dị, người đang yêu hoặc đang yêu lại. Hỏi thăm nghề nghiệp, cả lớp chuyên văn ngày ấy chỉ có ba người còn dính thật sự đến chữ nghĩa văn chương. Còn lại, người làm cho sứ quán hoặc công ty, nhà băng nước ngoài, người làm công chức nhà nước, nói chung đều khá giả và có địa vị xứng với học vấn và tuổi tác.
Nhưng khi lòng những người đàn ông, đàn bà từng trải dù còn rất trẻ đó vẫn hàm giữ bao nhiêu yêu thương khát khao ngày cũ, ngay chẳng cứ trò, đến thầy vẫn còn rất đỗi ngây thơ trước cuộc đời, thì chẳng phải là họ vẫn đang sống ít nhiều khác đời chăng? Đời sống của họ nhẹ nhàng hơn hay nặng nề hơn vì phương cách sống ấy. Văn chương qua cách thức cảm hiểu mà mình đã tiếp nhận được từ những người thầy đáng trọng và chuyển giao cho họ ghì họ xuống mặt đất này với những tình cảm rất bình thường như thế là dở hay hay?
Tôi tự hỏi, khi nhớ cậu học trò kỹ sư xây dựng nói rằng cậu nhất định phải đáp xe về thăm tôi chỉ để nói với tôi một lời: “Ngày trước cô bảo em hãy sống thật sự cuộc đời mình, em đã làm như vậy”. Cậu không biết ngày đó tôi đã nói với cậu điều tôi vẫn dạy chính mình từng ngày. Người đàn ông trẻ là cậu học trò từng làm tôi ngại bậc nhất vì viết rất hay, viết như không một ai có thể dạy cậu viết hay như thế. Nhưng cậu lại mê nghề xây những ngôi nhà.
Hôm trước, trên một diễn đàn của học trò Trường Hà Nội - Amsterdam nơi tôi từng làm việc, tôi đọc được một dòng buồn của cô học trò lớp chuyên Nga vừa gửi lời chào tôi trên mạng. ...Trăng trung thu như một cái khuy vỏ trai đính vào lòng giếng trời... Từ chỗ cô ngắm trăng, bị quây chặt bởi những ngôi nhà khấp khểnh bancông, bầu trời chỉ còn như thế.
Trong lòng giếng của đời sống dễ mà khó, vất vả từng ngày để khẳng định mình mà còn thăng hoa được như vậy, văn chương quả xứng với muôn đời. Trong nghĩa này, văn chương qua cây cầu giáo học không dừng lại ở chữ nghĩa, mà là một định hướng sống cho tất cả ai còn muốn mãi ngây thơ giữa cuộc đời này.
Ai?
Người Thầy
Trả lờiXóaNgười thầy, vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa
Từng ngày, giọt mồ hôi rơi đầy trang giấy.
Để em đến bến bờ ước mơ,
Rồi năm tháng sông dài gió mưa,
Cành hoa trắng, vẫn lung linh trong vườn xưa.
Người thầy, vẫn lặng lẽ đi về dưới mưa,
Dòng đời, từng ngày qua êm đềm trôi mãi,
Chiều trên phố bao người đón đưa,
Dòng sông vắng bây giờ gió mưa,
Còn ai nhớ, ai quên con đò xưa.
ĐK:
Dù năm tháng vô tình trôi mãi mãi,
Có hay bao mùa lá rơi.
Thầy đã đến như muôn ngàn tia nắng,
Sáng soi bước em trong cuộc đời.
Vẫn nhớ những khi trời mưa rơi,
Vẫn chiếc áo xưa sờn đôi vai,
Thầy vẫn đi, buồn vui, lặng lẽ.
Dù năm tháng vô tình trôi mãi mãi,
Tóc xanh bây giờ đã phai,
Thẫy vẫn đứng bên sân trường năm ấy,
Dõi theo bước em bước em trong cuộc đời,
Dẫu đếm hết sao trời đêm nay,
Dẫu đếm hết lá mùa thu rơi,
Nhưng ngàn năm, làm sao em đếm hết công ơn người thầy.
Trả lờiXóaĐọc bài anh Bi dạt dào cảm xúc quá. Cho em gửi lời chúc mừng ngày lễ tới cô giáo nhà anh Bi nhé.
Trả lờiXóaXin tặng bình hoa đẹp nhất cho cô gíao yêu quý của người đàn ông yêu vợ nhất trần đời nè.
Trả lờiXóaChúc cô luôn vui khỏe và trẻ đẹp, xinh tươi mãi nhé.
Bống tặng hoa vợ Bi nè .
Trả lờiXóaChúc mừng cô giáo ! Chúc mừng người vợ hạnh phúc !
Trả lờiXóaCảm ơn BTT, CG nhà hồi xưa đấy, nay là ...Lính rồi Heeeeee
Trả lờiXóaCảm ơn Chị CC nhé! Nhân dịp này Bi cũng chúc Chị cả cơ mà Heeeeeee
Trả lờiXóaCảm ơn NY nhé. Ngày nhà giáo vẫn là ngày nhiều kỉ niệm nhất của đời HS đấy.....
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaBống chụp hoa Nhà đẹp vậy, cảm ơn nhá!
Hôm nay Cô mới thấy entry này. Cảm động cho tình chồng yêu vợ của Bicon.
Trả lờiXóaChúc mừng muộn cặp đôi hạnh phúc trong ngày nhà giáo Việt Nam ,,,
Trả lờiXóaThực ra Bicon muốn chúc mừng các CôGiaó cơ! Nhưng nay qua Vợ.... Nhà giáo....Thất nghiệp mà! Bi vẫn tôn trọng và ...Yêu các Cô Giáo, cùng các Thầy giáo ...Ít hơn heeeeeeee
Trả lờiXóaCưng vợ quá xá ..thầy hén .. hi hi ..
Trả lờiXóaĐấy là ngôn từ của ông chồng (Bicon)...sợ vợ mà CG ThanhMy ơi!
Trả lờiXóaNhất vợ , nhì trời ..đó thầy ..hi hi ...
Trả lờiXóaNhưng sợ thật ....CG Văn ơi!
Trả lờiXóaSao thế nhĩ ...MỸ chả dám phàn nàn ,ta thán ông nhà Mỹ ...thế mà khi đùa '' em hiền nhất ''' ...ông nhà lắc đầu ..''anh sợ vợ số một '' ..chắc mấy ông đùa cho phụ nữ mát lòng thôi ..hi hi phải không bicon .. há há ..
Trả lờiXóaĐấy cũng là lời giải thích khôn ngoan! Nhưng thật sự Bọn đàn ông Bicon: Sợ Vỡ, chứ không sợ Vợ đâu Hiiiiiiii
Trả lờiXóaĐàn ông của Bicon rất yêu vợ và rất tôn trọng Hạnh phúc mình đang có, người Vợ đem lại! Nhưng Đàn Ông cũng có điểm yếu (Đó là điểm Mạnh!). Thích chứng tỏ mình, nhưng Vợ vẫn là trên hết, còn con cái, còn tình yêu, còn Hạnh phúc Gia đình và còn nhiều thứ khác ...Vợ đang Quản lí mà ...He he Sợ vợ mình cơ mà! Chứ đâu sợ Vợ Hàng Xóm!.....Hãy tin bọn Đàn Ông! Họ cũng có trái tim và .....Trách nhiệm 8/3 mà! Heeeeeeeee ThanhMy à: Vợ là sư tử Hà Đông.....Nhưng ai thay thế được! Bồ Ư? Còn lâu.....Bicon chưa hiểu CG ThanhMy nhiều, nhưng bạn của Bống, Bicon mạnh dạn tỏ nỗi lòng Bạn Blog Mul, CG thông cảm nhé, qua 20/11 rồi Heeeeeeee Vợ Bi trước là CG môn Sinh Vật đấy, yêu chồng, quí con bỏ nghề vào ...Lính mà....ThanhMỹ có 1/2 kia tuyệt vời! Mà Bọn đàn ông của Bi ...Tuyệt vời cả đấy! Nhưng chưa biết biểu hiện đúng lúc và đúng đối tượng ...Là Vợ mình đâu!!!!
Hoan hô mấy ông ...sợ vợ là tốt ...hi hi ..
Trả lờiXóaTrò yêu quý và kính trọng Thầy, Cô. Những thành công của mỗi người đều có công sức của những người Thầy, Cô. Kỷ niệm giữa trò và Thầy Cô thì nhiều và đáng nhớ lắm! Xin được tỏ lòng biết ơn tới tất cả các Thầy, Cô giáo!
Trả lờiXóaThật kính trọng và biết ơn Thầy Cô MTV nhỉ?
Trả lờiXóa