...




Kỉ niệm đẹp, ngày nào với Multiply!





Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2012

Đi Chùa Phúc Khánh đầu Xuân...

12 nhận xét:

  1. 5 giờ sáng mồng một Tết, cửa tổ đình Phúc Khánh (ở Ngã Tư Sở Hà Nội) bắt đầu thoáng dần vì dòng người đổ về chùa từ 11 giờ đêm 30 đã lần lượt tỏa hết về các ngả̃ đường. Chỉ còn mấy chị bán muối, bán hương cùng mấy tờ giấy foto ghi sao, hạn của các tuổi ứng với 12 con Giáp ngồi phía bên trong công chùa vẫn còn tất tả tay năm, tay mười bán hàng cho các khách đến chùa muộn.



    Chị bán muối ở cửa Tổ đình Phúc Khánh chỉ còn dăm ba túi hàng.


    Chị bán muối mộc (muối chỉ để trong từng túi ni lông nhỏ, không có giấy đỏ vào phong bao đỏ bọc ngoài ngoài) ngồi xa xa bên trái cổng chùa vừa giơ tay che vội cái ngáp dài vừa đậy thúng lại để sắp sửa ra về. Trông chị hớn hở lắm vì thúng muối chỉ còn dăm ba túi con tí xíu (giá bán 10.000đ/túi) còn túi tiền ba gang thì đầy ắp, chẵn có, lẻ có.

    Chị bảo: “Ui chà, người Hà Nội vẫn giữ nếp “đầu năm mua muối cuối năm mua diêm” nên mỗi năm tôi cũng “kiếm” được kha khá. Chỉ mỗi tội ngồi từ nửa đêm tới giờ phát ốm vì hơi người. Vào lúc 12 giờ đêm, 1 giờ sáng, chùa chật tới mức có nhiều người phải ngồi quỳ lạy, bái vọng từ ngoài đường Tây Sơn.

    Đại lễ nên cả khuôn viên chùa Phúc Khánh rực rỡ đèn nhấp nháy và hoa, nến sáng trưng. Một chú tiểu trả lời ông khách đang hỏi thăm ý muốn mừng tuổi các sư: “Sư thầy và các sư bác thức cả đêm vừa chợp mắt rồi”. Ở các gian thờ, có mấy bà cụ mặc áo nâu sồng đang sửa sang lại đồ lễ sau đêm có hàng chục ngàn khách chen chúc nhau đặt lên vội và xin lộc vội.

    Bà Hát, nhà ở Thái Thịnh, chấp tác ở đây từ năm 1997 tới giờ, cũng là chừng ấy đêm 30 thức trắng. Đã cất đi cất lại cái thúng đựng thẻ xăm (ở đây là tờ giấy ghi vận hạn, may rủi, ai đặt tiền lẻ bao nhiêu tùy lòng và bốc một tờ) dợm về mấy lần rồi mà vẫn chưa đứng lên được vì chốc chốc lại có người tới. Bà bảo: “Ở chùa này có nhiều người chấp tác như tôi lắm. Mỗi người được nhà chùa phân công một việc. Việc chính của tôi là nhặt tiền cúng của khách thập phương từ các ban rồi bỏ vào hòm công đức. Luôn tay từ trưa hôm qua tới giờ đấy. Chẳng kịp ăn...”.

    6 giờ sáng, dòng người đổ về chùa đông hơn. Hoài Thu (nhà ở phố Bà Triệu, Hà Nội) và 3 người bạn trẻ của mình tới đây sau khi đã đi qua các đền, chùa Quán Sứ, Thiền Đề, Thiên Phúc, đền chùa Bà đệ tứ, Tảo Sách, Phủ Tây hồ. Cô bảo: “Em đi lúc 11 giờ đêm. Chùa nào cũng đông. Nhưng phủ Tây Hồ đông nhất. Đông đến mức phải đứng từ xa vái vọng cơ. Mồng một năm nào bọn em cũng đi để xem sao hạn của mình thế nào và cầu an. Năm nay em đi nhiều chùa vì mẹ em bị sao Thái Bạch...”.

    Chị bán hương nói ở Hà Nội, nam nữ chưa chồng, chưa vợ đi chùa nhiều hơn cả người già...

    Hai Bố con Bicon không sao chen vào Chùa được lúc 01h46 ngày mồng 01 Nhâm Thìn, đành vềnhà đi ngủ ....Heeeeee

    Trả lờiXóa
  2. Tại chùa Phúc Khánh nằm dưới chân cầu vượt lúc 11h trưa nay lối vào ken đặc người, ai ai cũng phải nhích từng bước chân một. Vượt được quãng đường gần 100m để vào làm lễ bên trong, nhiều người phải mất hơn nửa tiếng. Với những em bé đi theo cùng cha mẹ, để tránh bị ngạt thở, nhiều gia đình phải kiệu lên đầu.

    Không len được vào gian chính, nhiều người đi lễ chùa đầu năm phải vái vọng ngay từ ngoài sân. "Cốt là ở cái tâm của mình chứ đứng ở đâu cũng vậy thôi....", người đàn ông trung niên chia sẻ.

    Người dân làm lễ sáng mùng 1 Tết năm Nhâm Thìn. Ảnh: Hà Anh.

    Bởi chùa Phúc Khánh có tiếng linh thiêng, chị Nguyễn Thị Thu Hiền (37 tuổi) đang công tác tại một công ty bảo hiểm, cũng đến cầu tài, lộc và sự nghiệp trong năm mới, rồi cùng cô bạn rút quẻ đầu năm để xem hên hay xui.

    Theo chị Hiền, năm nay mặc dù là năm tuổi nhưng điều đó không khiến chị quá lo để phải tìm đến chùa. Chị đến chùa cốt làm sao thấy trong lòng được thanh thản.

    Khác với những chùa khác, dịch vụ đăng kí dâng sao giải hạn ở ngôi chùa này cũng được mở ra khá sớm. Các bàn đăng ký đều chật ních người.

    Để tránh những người đi chùa đầu năm mất cắp, một số hộ trông giữ xe ở ngoài cổng đã đưa ra những lời cảnh báo. Một bà chủ cho biết, trước đó ít phút một số khách ra lấy xe cũng than phiền mất chiếc điện thoại Iphone 4S. Thậm chí, có người mang theo cọc tiền 500.000 đồng theo người cũng bị mất trong biển người. Bên trong chùa không có bóng dáng cảnh sát nào.

    Trả lờiXóa
  3. Chen chân lên chùa đăng ký dâng sao giải hạn đầu năm


    Là ngôi chùa linh thiêng có tiếng ở thủ đô nên sau Tết chùa Phúc Khánh lại đông nghẹt người tới đăng ký dâng sao giải hạn, cầu cho gia đình bình an, làm ăn phát đạt...



    Theo quan niệm của người Á Đông, mỗi người sinh ra đều có một vì sao chiếu mệnh theo từng năm. Trong 9 chòm sao La Hầu, Thổ Tú, Thủy Diệu, Thái Bạch, Thái Dương, Vân Hán, Kế Đô, Thái Âm, Mộc Đức đều có sao tốt, có sao xấu. Năm nào bị sao xấu chiếu mệnh, người đó sẽ gặp chuyện không may hay còn gọi là vận hạn, còn nếu được sao tốt chiếu mệnh thì sẽ làm lễ đón sao.

    Người xưa thường có câu: "Nam La Hầu, nữ Kế Đô" hoặc"Thái Bạch bán sạch cửa nhà" để nói về những sao xấu.

    Với mong muốn giảm nhẹ vận hạn, cầu cho gia đình mạnh khỏe, bình an, làm ăn phát đạt, nhiều người chọn cách làm lễ cúng đầu năm tại chùa. Chi phí giải sao là 100.000 đồng một người, cầu an cho cả gia đình là 100.000 đồng.


    Theo nhà nghiên cứu văn hóa phương Đông Vũ Đức Huynh, trong vũ trụ bao la có nhiều vì sao lớn nhỏ, xa gần. Ứng với con người, hàng năm đều có một sao chiếu, có sao hỗ trợ và có sao xung. Tuy nhiên, không thể cúng để giải được sao xấu, ngay cả các nhà chùa cũng không làm được.

    "Xu hướng nhiều người đổ đến chùa làm lễ giải sao là không nên. Người dân chỉ nên đến chùa lễ Phật và cúng bái tổ tiên tại nhà. Khi biết mình đứng sao xấu thì mỗi người sẽ cẩn thận hơn năm cũ và có biện pháp phòng ngừa như đi lại cẩn thận, giữ lời ăn tiếng nói", ông Vũ Đức Huynh nhận xét.

    GS Hoàng Tuấn, Chủ tịch Hội Văn hóa Á đông, cũng cho rằng, chữ "Tinh" trong văn hóa Á đông không chỉ có nghĩa là sao mà là tinh thần của cuộc sống, tinh túy của trời đất.

    "Đạo Phật luôn hòa hợp với dân, tạo tâm linh cho con người, song nhà chùa cúng bái không phải để giải hạn cho dân. Nếu người dân tin tưởng rằng giải sao là giải hạn được thì là mê tín dị đoan", ông Hoàng Tuấn bày tỏ.

    Trả lờiXóa
  4. Cô đi chùa ở quận 9, cả nhà vào đảnh lễ Phật, xin nhánh lộc rồi về cúng giao thừa. Chờ xem hình nha!

    Trả lờiXóa
  5. Hai bố con Bi xem xong bắn pháo hoa ở Công Viên LêNin, chỉ vào được chùa Bộc thắp hương, thăm ông Nội (Bicon gửi Ông Nội Bibé tại chùa Bộc mà).
    Xếp hàng vào chùa Phúc Khánh không được (Hay do năm nay Hạn....), phải quay về nhà đi ngủ...Mọi năm phải đến tận 02h30 mới về đến Nhà đấy CG ơi! Ở Nhà Vợ đã mua hai cây mía thay cành Lộc rồi Heeeeee.
    Bicon chỉ quay Video bắn pháo Hoa thôi CG ơi....

    Trả lờiXóa
  6. Chùa Hội Sơn

    Người dân quận 9 tự hào vì có chùa Hội Sơn - một ngôi chùa đồng thời cũng là một thắng cảnh đẹp nổi tiếng của cả nước. Tọa lạc tại ấp Cầu Ông Tán phường Long Bình, chùa Hội Sơn đã được xây dựng cách đây trên 200 năm và đã trải qua nhiều lần trùng tu sửa chữa.



    Thiền sư Long Khánh là người sáng tạo và xây dựng nên ngôi chùa Hội Sơn để tu hành. Trải qua 13 đời trụ trì cho đến nay “Hội Sơn Tư”vẫn giữ được nét đẹp cổ kính và tao nhã. Được xây dựng trên một ngọn đồi cao, xung quanh là cây cối, bên dưới là dòng sông trong xanh mát rượi … Có thể nói chùa Hội Sơn được thiết kế xây dựng trong một khung cảnh rất nên thơ, thanh tịnh, là chốn phù hơp cho người tu hành, là nơi mọi tăng ni phật tử và khách thập phương lui tới cúng viếng, tham quan, tìm sự bình yên cho tâm hồn sau những giờ phút vất vả, lo toan cho cuộc sống.



    Hiện nay, chùa vẫn còn giữ được kiến trúc cổ. Trong chùa còn lưu giữ nhiều cổ vật quý hiếm như: hoành phi, bài vị, bàn thờ, tượng cổ … có niên đại từ thế kỷ XVIII, cùng thời với ngôi chua. Tại chùa còn có di chỉ khảo cổ học chưa được khai quật trải dài trên diện tích khoảng 18.000 m2. Do tác động của quá trình bào mòn, rửa trôi, các hiện vật của di chỉ đã lộ ra nhờ vậy mà di chỉ mới được phát hiện. những hiện vật được tìm thấy gồm: những hòn bi, rìu vai, đục, đá mài. Ngoài ra còn tìm thấy vài mảnh đá có hình dáng tương tự như đầu mũi tên và một mảnh vòng đeo tay hình đĩa. Được biết, di chỉ chùa Hội Sơn thuộc nền văn hóa Đồng Nai có niên đại cách đây từ 3500-4000 năm.



    Vì những giá trị lịch sử và phong cảnh nên thơ tuyệt đẹp của chùa, chùa Hội Sơn quận 9 đã được Bộ VHTT ký quyết định số 43-VH/QĐ ngày 7.1.1993 công nhận là một di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

    Trả lờiXóa
  7. Cô chưa có xem tên chùa nữa Bicon ơi!
    Chỉ vào ngưỡng Phật và ra về.. mới có 2 cái đêm giao thừa!! hihi

    Trả lờiXóa
  8. Chắc là chùa Phước Long heeeee Nóng ruột

    Trả lờiXóa
  9. Không có phải, chùa ở ngay trên đường Đỗ Xuân Hợp... heee

    Trả lờiXóa
  10. Vậy là chưa haí được lộc vào sáng sớm rồi Bicon hén. Tiếc, nhưng về là đúng sách đấy. Chen vào càng khổ hơn.

    Trả lờiXóa
  11. Về Nhà ta mà NY ơi! Đúng sách mà.....Heeeeee Lộc ở Nhà đang đợi, chứ Bi không ham Lộc ngoài, vương vãi Hiiiiii

    Trả lờiXóa