...




Kỉ niệm đẹp, ngày nào với Multiply!





Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2012

Ngũ Hành & Ngũ mệnh đặc quái

    Hôm nay về thăm đồng đội, gặp câu hỏi về Ngũ Hành, tôi bí chẳng hiểu thế nào! Gọi điện hỏi CG của tôi, gỡ bí....tối về, cậy nhờ vào TG "ThienViet" với bài viết sau:


    YẾU TỐ NGŨ HÀNH


    Trong triết học Trung Hoa nói về Hà Đồ – Lạc Thư, đã phân định ra 2 khí Âm và Dương, khi hợp là1 chia thành 2, tách thành 4… Cũng trong Âm Dương có sinh phải có tử để quân bình sự sống, nên Tạo hóa đã ứng dụng thuyết Ngũ Hành để có sự sinh khắc trong đời sống tạo thành mối khép kín “sinh lão bệnh tử”, nên nếu thuận gọi là sinh còn nghịch gọi là khắc để có sự suy tàn, hủy diệt.

    Ngũ Hành gồm có Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ.

    Đến nay Âm dương Ngũ Hành được chấp nhận như sau :

    - Âm Dương Ngũ Hành là KHÍ của vũ trụ, là VẬN khi chúng gặp nhau sinh biến động.

    Về lý thuyết của Ngũ Hành được các nhà tượng số xem là 5 yếu tố căn bản. Sự sinh khắc của ngũ hành tương quan về luật giao hợp và sự thay đổi của Âm Dương, tạo nên muôn vật trên trái đất trong chu kỳ quay tròn mãi mãi.

    - KIM thuộc những khoáng sản (than đá, kim loại)

    - MỘC là thực vật, thảo mộc (cây cối, hoa cỏ)

    - THỦY là nước (những gì thuộc dạng lỏng)

    - HỎA là lửa (những gì thuộc chất nóng)

    - THỔ là đất nói chung là khoáng chất (chưa hình thành ra khoáng sản).

    Theo cổ học Trung Quốc, vua Phục Hy tìm thấy loại vật chất đầu tiên cấu tạo ra trái đất là hành Thủy.

    Thứ tự của Ngũ Hành sẽ là Thủy – Hỏa – Mộc – Kim – Thổ.

    Quan niệm trên cũng phù hợp với kết luận của các nhà khoa học châu Âu, khi họ khẳng định tìm thấy nguyên tố đầu tiên trong vũ trụ là nước tức hành Thủy, tiếp sau mới đến các hành Hỏa, Mộc, Kim và Thổ.

    Trong khi các nhà tượng số lại thống nhất sắp xếp ngũ hành theo thứ tự theo vòng tương sinh : Mộc – Hỏa – Thổ – Kim – Thủy

    Hinh ngu hanh

    Hình 1 theo đường tròn mũi tên là tương sinh, Thổ đứng giữa để xuất phát và thu về, còn có nghĩa đứng đầu 4 hành kia. Còn tương khắc với thứ tự : Mộc – Thổ – Thủy – Hỏa – Kim  theo đường thẳng của mũi tên

    Ngũ hành là bản thể của Âm Dương, là sự tồn tại các dạng vật chất. Khi vật chất bị bốc cháy thành hơi bay vào bầu trời thành ion điện trường đó là Dương. Các ion kết tụ thành các nguyên tố hóa học khác để tồn tại trên trái đất đó là Âm, khi chúng gặp nhau sinh ra hiện tượng sấm sét.

    BIỆN CHỨNG NGŨ HÀNH

    A/- VƯỢNG TƯỚNG HƯU TÙ TỬ

    Sự sinh khắc tùy thuộc vào bản chất riêng, như Mộc sinh Hỏa hay Mộc khắc Kim, là sinh khắc một chiều, thực tế khi phân tích qua 5 bậc Vượng, Tướng, Hưu, Tù, Tử (bảng trang bên) ta tính được độ số cát hung như sau  :

    Thí dụ : Mậu Dần ngũ hành thuộc THỔ, thì hành Kim được lợi (vượng, do Thổ sinh Kim), hành Thổ thành đạt (tướng, lưỡng Thổ), hành Hỏa bị diệt (hưu, Hỏa sinh Thổ), hành Thủy bị khắc (tù, Thổ khắc Thủy), hành Mộc được sinh (tử, Mộc khắc Thổ), theo thuyết biện chứng :

    - Thổ sinh Kim : Kim được sinh còn Thổ hao tổn, Thổ gặp sinh xuất.

    - Thổ với Thổ : lưỡng thổ thành sơn, ở đây là Thổ được bồi đắp thêm.

    - Hỏa sinh Thổ : Hỏa đốt cháy Mộc nên cả 2 Hỏa, Mộc đều tổn hại cho Thổ được sinh, tức Thổ được sinh nhâp.

    - Thổ khắc Thủy : Thổ được tốt còn Thủy bị hao. Thổ gặp khắc xuất.

    - Mộc khắc Thổ : Thổ bị hao tổn còn Mộc được hoá sinh (Tử có nghĩa là con, mới được sinh), nên Thổ bị khắc nhập.

    Qua thí dụ trên, sự tương sinh hay tương khắc chỉ có 1 chiều : Thổ sinh được Kim chứ Kim không sinh được Thổ; Thổ khắc Thủy chứ Thủy không khắc được Thổ…

    Hành được sinh (sinh nhập) có lợi : Kim được Thổ sinh thì Kim được lợi, còn Thổ thì hao tổn (sinh xuất).

    Hành bị khắc (khắc nhập) thất lợi còn hành khắc cũng hao tổn, như Thổ là hành khắc (khắc xuất), còn Thủy là hành bị khắc (khắc nhập).

    Theo lý thuyết được Sinh nhập, Khắc xuất là tốt. Còn bị Sinh xuất, Khắc nhập là xấu.

    Nhưng còn tính chất hóa hợp xung của Thiên Can, Địa Chi nên không vì những điều trên phải lo lắng.

    Tương sinh có nghĩa nuôi dưỡng, thúc đẩy, trợ giúp; còn tương khắc có nghĩa ràng buộc, khắc chế. Nhưng xét theo Vượng Tướng Hưu Tù Tử sẽ có ứng dụng khác nhau :

    Gặp tương sinh chưa phải là tốt, thí dụ :

    - Kim dựa vào Thổ sinh (Thổ sinh Kim), nhưng Thổ vượng thì Kim bị vùi lấp, mất tích.

    - Thổ dựa vào Hỏa sinh (Hỏa sinh Thổ), nhưng Hỏa vượng thì Thổ trở thành khoáng sản than đá, kim loại.

    - Hỏa dựa vào Mộc sinh (Mộc sinh Hỏa), nhưng Mộc vượng thì Hỏa đang thuộc hưu, tù, tử̀ không thể bốc lên đốt cháy được cây to.

    - Mộc dựa vào Thủy sinh (Thủy sinh Mộc), nhưng nhưng Thủy vượng thì Mộc trốc gốc phải trôi giạt.

    - Thủy dựa vào Kim sinh (Kim sinh Thủy), nhưng Kim vượng thì Thủy đục nước có nhiều tạp chất đầy nguy hại.

    Cho nên gặp Tương khắc chưa phải đã hung, thí dụ :

    - Kim khắc Mộc nhưng Mộc cứng thì Kim phải mẻ.

    - Mộc khắc Thổ nhưng Thổ khô thì Mộc chết.

    - Thổ khắc Thủy nhưng Thủy dâng cao thì Thổ bị trôi, bị sụp lở.

    - Thủy khắc Hỏa nhưng Hỏa vượng thì Thủy khô cạn.

    - Hỏa khắc Kim nhưng Kim nhiều thì Hỏa phải tắt.

    Vì vậy hành nào là Vượng, Tướng dù bị khắc nhập hay sinh xuất đều vượt qua, còn những hành được sinh nhập hay khắc xuất đang ở thế Hưu, Tù, Tử, chuyển hung ra cát, chuyển cát thành hung.

    Nhờ vậy mà chúng ta thấy sự sinh khắc của ngũ hành đều có những yếu tố xác định, như Mộc là cây cối tăng trưởng được là nhờ có Thủy (nuớc), nhưng cây không sống được ở sông mà phải sống trên đất, như vậy phải có Thổ (đất). Khi Mộc vượng thì Thủy lẫn Thổ đều gặp hao tổn. Trong ngũ hành đều có sự hỗ tương hay khống chế nhau, như Thổ bị khắc với Mộc (Mộc khắc Thổ) cần có Kim khống chế lại Mộc v.v…

    Trong Hiệp hôn định cuộc cho rằng, lỡ gạo đã nấu thành cơm như Mộc lấy Thổ, để khắc chế hai mệnh Mộc và Thổ cần sinh đứa con tuổi Kim, gia đình tức khăc hòa thuận, hạnh phúc.

    B/- ẤU – TRÁNG – LÃO

    Ngoài yếu tố Vượng, Tướng, Hưu, Tù, Tử, nên tính thêm độ số Ngũ Hành Ấu Tráng Lão, như Ấu mới sinh chưa thể phát huy được tính cát hung cao như Tráng đã trưởng thành, hay Lão không còn sức công phá như thời thanh niên trai tráng.

    Hinh ngu hanh 2

    Đo độ số Ngũ Hành Ấu Tráng Lão phải qua 12 cung tính đường Sinh Vượng – Tử Tuyệt của vòng Trường Sinh, gặp Thai, Dưỡng, Trường Sinh, Mộc Dục, Quan Đới, Lâm Quan, Đế Vượng là tốt, vì 7 cung này Ngũ Hành đang trong giai đoạn phát triển từ Ấu đến Tráng, còn 5 cung Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt là xấu, do đang ở giai đoạn từ Tráng qua Lão (xem hình 2).

    THAI : là khí kết tinh khi Âm Dương kết hợp.

    DƯỠNG : khí đã hình thành (khí thiếu dương hay thiếu âm)

    SINH (Trường Sinh) : khí đang phát triển, còn non.

    DỤC (Mộc Dục) :khí bắt đầu trưởng thành.

    4 giai đoạn Thai – Dưỡng – Sinh – Dục thuộc dạng Ấu, khi từ khí thiếu dương hay thiếu âm (Thai, Dưỡng) chuyển sang khí thái dương hay thái âm (Sinh, Dục), tức đã đủ lông đủ cánh.

    ĐỚI (Quan Đới) :khí bắt đầu tăng trưởng

    LÂM (Lâm Quan) : khí đã thịnh (thái dương, thái âm đã đầy đặn)

    VƯỢNG (Đế Vượng) : khí tráng cực

    SUY : khí bắt đầu suy yếu dần, vì đã qua thời kỳ tráng kiện, thiếu âm hay thiếu dương bắt đầu phát sinh.

    4 giai đoạn Đới – Lâm – Vượng – Suy thuộc Tráng đi từ khí đang cực thịnh (Đới, Lâm, Vượng) sang suy yếu (Suy).

    BỆNH : khí già nua nên bệnh lão hóa.

    TỬ : khí đã tận.

    MỘ : hấp hối chờ chết.

    TUYỆT : không còn khí dương hay khí âm, khi thiếu âm hay thiếu dương đang ở giai đoạn chờ kết hợp.

    4 giai đoạn Bệnh – Tử – Mộ – Tuyệt thuộc Lão, khi khí thiếu âm, thiếu dương hình thành thì khí thái dương hay thái âm sẽ bị diệt.

    Qua Ấu Tráng Lão trong chu kỳ Lục Thập Hoa Giáp với 60 tên gọi, cứ hai cặp Can Chi có chung một tên Ngũ Hành Nạp Âm, và mỗi hành còn gồm 6 tên gọi khác nhau để đánh dấu các giai đoạn Ấu, Tráng, Lão nói trên.

    Như hành Thổ có “Lục Thổ” có thứ tự : 1- Lộ Bàng Thổ, 2- Thành Đầu Thổ, 3- Ốc Thượng Thổ , 4- Bích Thượng Thổ, 5- Đại Trạch Thổ và 6- Sa Trung Thổ. Hành nào là Ấu, Tráng, Lão của vòng Trường Sinh thuộc giai đoạn nào, cùng Cung Phi nam nữ chúng ta có bảng kê trước đây.

    - Nếu Ngũ Hành đi từ Âu rồi trở về Ấu (theo chu kỳ 60 năm) lúc về già sẽ hồi xuân, mang tính trẻ trung vô tư như thời niên thiếu (Ấu), nếu mệnh hợp có tài lộc, hưởng được thú an nhàn, còn mệnh khắc phải chịu gian nan, sống trong tuổi già phải nhờ con cháu nuôi dưỡng như khi mới ra đời.

    - Nếu Ngũ Hành đi từ Tráng, Lão, Ấu sang Tráng nếu bị khắc sẽ có tiền cát hâu hung; nếu đi từ Lão, Ấu, Tráng rồi về Lão dù mệnh khắc cũng đều có hậu vận tốt đẹp.

    Đó là tính chất của mọi loại ngũ hành, để tính hành nào non, hành nào trưởng thành, mạnh mẽ và hành nào sắp cạn kiệt, suy thoái.

    Có nhiều trường hợp cần luận thêm :

    - Thí dụ : Hải Trung Kim (kim dưới biển), tính theo biện chứng sinh khắc.

    Khi tương sinh có Thổ sinh Kim và Kim sinh Thủy :

    - Thổ sinh Kim : thì Thổ hao Kim lợi, nhưng hành Thổ nào cho hành Kim được lợi ? Xét qua bảng Lục Thổ chỉ có hai loại hành Thổ có thể cho Kim lợi, là Sa Trung Thổ, Đại Trạch Thổ hoặc tối thiểu là Lộ Bàng Thổ, là những hành Thổ có thể tạo ra kim loại tức Kim được sinh nhập.

    - Còn Kim sinh Thủy : Kim hao Thủy lợi là sinh xuất xấu. Nhưng xấu hay tốt với hành Thủy nào ? Khi xét bảng Lục Thủy chỉ có Đại Khê Thủy, Đại Hải Thủy mới làm cho hành Kim gặp hao tổn, còn Giang Hà Thủy, Tuyền Trung Thủy và Trường Lưu Thủy, hành Kim ít bị tổn hao, nếu gặp Thiên Hà Thủy lại không tương sinh tương khắc với Kim.

    Khi tương khắc cũng tính theo biện chứng trên, đồng thời hành bị khắc (là hành đứng sau) đang trong giai đoạn Ấu, Tráng hay Lão và độ số ở vòng Trường Sinh như thế nào, để tính cát hung cho thích hợp.

    NGŨ MỆNH ĐẶC QUÁI

    Bat quai

    “Ngũ mệnh đặc quái” sẽ cho thấy Thiên Can và Địa Chi khi cùng một ngũ hành, phương vị với Bát Quái sẽ cùng có những cách hóa hợp xung cát hung giống nhau.

    Bảng này coi về đường công danh sự nghiệp hơn là xem gia đạo, hôn nhân, xin xem bảng Hiệp hôn định cuộc và Bát quái định cuộc.

    - Hành KIM :

    Thiên Can có Canh – Tân, Địa Chi có Thân – Dậu khi gặp Mệnh – Ngũ Hành sau đây sẽ có những hợp hóa xung như sau :

    - KIỀN hành Kim : Số công danh phú quý, tài lộc vào ra như nước.

    - KHẢM hành Thủy : Bềnh bồng chìm nổi (Kim sinh Thủy), tổn hao nhiều.

    - CẤN hành Thổ : Nên ẩn cư dù Thổ sinh Kim, để hưởng thú an nhàn là tốt.

    - CHẤN hành Mộc : Toại ý, toại chí trong chừng mực không to lắm.

    - TỐN hành Mộc : Mùa Xuân Hạ có lộc, còn mùa Thu Đông kém lộc.

    - KHÔN hành Thổ : Nhờ được phúc đức từ âm tổ, có công danh địa vị vững (Thổ sinh Kim)

    - LY hành Hỏa : Không được sở đắc nhiều.

    - ĐOÀI hành Kim : Số đắc địa – tốt

    - Hành MỘC :

    Thiên Can có Giáp – Ất, Địa Chi có Dần – Mão. Khi gặp Mệnh – Ngũ Hành sau đây sẽ có những hợp hóa xung như sau :

    - KIỀN hành Kim : Có nhiều hão huyền, sống thiếu thực tê, nên không thành công.

    - KHẢM hành Thủy : Bị bế tắc, nhưng tiền hung hậu kiết, làm lớn lại không bền.

    - CẤN hành Thổ : Tốt khi Xuân Hạ đến, xấu khi Thu Đông về.

    - CHẤN hành Mộc : Có vinh hoa phú quý.

    - TỐN hành Mộc : Tuổi nhỏ nhiều gian nan, trắc trở nhưng về hậu vận sẽ tốt hơn.

    - KHÔN hành Thổ : Khi thời vận đến mới phát tài lộc.

    - LY hành Hỏa : Bị tổn tài hao của.

    - ĐOÀI hành Kim : mùa Thu mới khởi sắc có tài lộc.

    - Hành THỦY :

    Thiên Can có Nhâm – Quý, Địa Chi có Hợi – Tý. Khi gặp Mệnh – Ngũ Hành sau đây sẽ có những hợp hóa xung như sau :

    - KIỀN hành Kim : Gặp thời cơ vô cùng phát đạt như nước chảy xuôi, nhiều thuận lợi.

    - KHẢM hành Thủy : Bị hãm địa lúc cát lúc hung, tài lộc bất định, nhiều suy nghĩ viễn vông.

    - CẤN hành Thổ : Gặp nhiều hiểm trở.

    - CHẤN hành Mộc : Dù được sở cầu như ý nhưng thân xác không được nhàn hạ.

    - TỐN hành Mộc : Sóng gió, bôn ba lập nghiệp. Về mùa Thu Đông coi chừng tán tài tản lộc.

    - KHÔN hành Thổ : Số nhàn hạ có tài lộc.

    - LY hành Hỏa : Số ba chìm bảy nổi, khắc khổ, gian truân, thành bại đều có.

    - ĐOÀI hành Kim : Kim sinh Thủy nên tài lộc dồi dào, công danh thăng tiến.

    - Hành HỎA :

    Thiên Can có Bính – Đinh, Địa Chi có Tỵ – Ngọ. Khi gặp Mệnh – Ngũ Hành sau đây sẽ có những hợp hóa xung như sau :

    - KIỀN hành Kim : Tính quang minh, có trí thông minh, nếu thêm hào vị tốt sẽ có địa vị cao.

    - KHẢM hành Thủy : Gặp phản phúc, tiểu nhân quấy phá (Thủy khắc Hỏa).

    - CẤN hành Thổ : Hao tài, tổn thọ.

    - CHẤN hành Mộc : Dù Mộc sinh Hỏa nhưng tài lộc giữ không bền.

    - TỐN hành Mộc : Như lửa gặp gió, bạo phát, nên có cơ hội nên khởi sự ngay.

    - KHÔN hành Thổ : Tuy không gian nan nhưng lại nhiều lo nghĩ.

    - LY hành Hỏa : Lửa gặp lửa sẽ bốc, nhưng không nhiều may mắn. Có tiểu nhân rình rập ám hại.

    - ĐOÀI hành Kim : Tính hay nghi ngờ, công việc trì trệ, tài lộc kém.

    - Hành THỔ :

    Gồm các cung KHÔN – CẤN, Thiên Can có Mậu – Kỷ, Địa Chi có Thìn, Tuất, Sửu, Mùi. Khi gặp các Mệnh – Ngũ Hành sau đây sẽ có những hợp hóa xung như sau :

    - KIỀN hành Kim : Thời cơ bất nhất nên vận lúc cát lúc hung.

    - KHẢM hành Thủy : hãm địa, công viêc không toại ý.

    - CẤN hành Thổ : Vào những tháng Tứ Mộ (các tiết Thanh Minh, Tiểu Thử, Hàn Lộ và Tiểu Hàn, tức Thìn, Tuất, Sửu, Mùi) sẽ có tài lộc tốt.

    - CHẤN hành Mộc : Có thương tổn tài vật, làm nhiều cung không đủ cầu, vất vả.

    - TỐN hành Mộc : Công việc nhiều vất vả nhưng được bù đắp lại bằng vật chất, chỉ đủ cơm áo.

    - KHÔN hành Thổ : Phúc lộc trùng trùng, chức vị thăng tiến, buôn bán mua một bán mười.

    - LY hành Hỏa : Được bù đắp những công việc đã làm, tài lộc gia trạch cũng hơn mọi người.

    - ĐOÀI hành Kim : bôn ba không qua thời vận vì lúc cát lúc hung, lao đao nhiều nhưng chẳng được bao nhiêu.

    Cảm ơn TG !

8 nhận xét:

  1. Cảm ơn Cg gỡ thế bí cho Bi trước đồng đội Già của ...HT nhá! Heeeeeeee Bắt đầu có khái niệm CG ơi!

    Trả lờiXóa
  2. Năm Thìn : 1952-2012= 60 năm; Nhâm Thìn 1952 và năm nay trở lại Nhâm Thìn 2012.
    Đời người đã xoay 1 vòng theo chu kỳ 60 năm :

    Bicon đã đi được một chu kỳ của cuộc đời rồi đó.
    Quay được 6 lần Thập Can : Giáp - Ất - Bính - Đinh - Mậu - Kỷ - Canh - Tân - Nhâm - Quí
    Và đã quay 5 lần Thập Nhị Chi: Tý - Sửu - Dần -Mão - Thìn - Tỵ - Ngọ - Mùi - Thân - Dậu - Tuất - Hợi.
    Cô cũng chẳng rành Kinh Dịch đâu, nếu Bicon mà rãnh thì đọc thêm sách Kinh Dịch của Nguyễn Hiến Lê nhé.
    Mà ở trên Mul thì có anh Bulukhin giỏi về Hán học, giỏi về Tam Thư - Ngũ Kinh đó. Chứ Cô giáo hôm nay lại phải đi học và đi thi nữa gồi..hiiiiiiii

    Trả lờiXóa
  3. Về già, tui cũng đọc kinh dịch , nhưng thú thật - như lạc vào mớ bòng bong . Chỉ thắc mắc 1 điều nhờ Bicon chỉ giùm : 4 cung "sinh - lão - bệnh - tử" thứ tự của nó như thế nào ? Có người xếp thứ tự là : Sinh - Bệnh - Lão - Tử . Vậy cái nào là đúng ?

    Trả lờiXóa
  4. Cố nghiên cứu đi để có thêm nghề làm thầy anh Bi nhé. Em thấy nhiều người trong quân đội lúc về nghỉ chuyển sang nghiên cứu vấn đề này rành lắm.

    Trả lờiXóa
  5. Bi đi thăm đồng đội già trên Vĩnh phúc, ông đưa ra tờ lịch có ghi ở ngày âm, hỏi Bi chịu luôn! Gọi điện nhờ CG TTM gỡ bí đấy! Bi dốt khoản này lắm BTT ơi?

    Trả lờiXóa
  6. Bi sưu tầm bài thơ này để Chi CC tham khảo nhá!

    Bài thơ Sinh lão bệnh tử của bà là lời phát biểu khá độc đáo về lẽ “sinh” “tử” - một vấn đề nhân sinh được nhiều thiền sư thuộc phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi quan tâm xem xét.

    Nguyên văn bài thơ như sau:

    Sinh lão bệnh tử,
    Tự cổ thường nhiên.
    Dục cầu xuất ly,
    Giải phọc thiêm triền.
    Mê chi cầu Phật,
    Hoặc chi cầu Thiền.
    Thiền Phật bất cầu,
    Đỗ khẩu vô ngôn.

    Dịch nghĩa:

    Sinh già bệnh chết,
    Từ xưa thường vậy.
    Muốn tìm thoát ra,
    Cởi trói quấn vào.
    Mê mà cầu Phật,
    Hoặc mà cầu Thiền.
    Thiền Phật không cầu,
    Ngậm miệng không nói.

    Bài thơ Sinh lão bệnh tử của Ni sư Diệu Nhân đã nói tới những điều rất phổ thông bình thường, tưởng như đã nhàm chán, không còn được ai chú ý tới nữa. Thế mà khi được tác giả khơi dậy thì lại trở thành vấn đề mới mẻ, như chưa từng được ai quan tâm giải quyết rành mạch cả. Có phải hàng ngày, người ta vẫn nghĩ về sức khoẻ của mình, tìm cách thoát khỏi nỗi khổ “sinh lão bệnh tử”? Tuy là sự lo lắng của muôn đời, nhưng đã có ai chỉ ra nguyên nhân của nỗi khổ đó một cách rành rẽ như trong bài thơ này?

    Trả lờiXóa